Bệnh loạn thần sau sinh

Sau khi sinh, nhiều phụ nữ không may bị loạn thần. Hầu hết trường hợp, ngay chính bệnh nhân và người nhà đều không biết để được chữa trị kịp thời.

Bệnh loạn thần sau khi sinh là gì?

Loạn thần sau khi sinh (postpartum depression) là hiện tượng trầm uất, buồn chán thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh do họ không vượt qua được những thay đổi của cơ thể và sinh hoạt.

Loạn thần sau khi sinh cũng tương tự như trầm cảm hậu sinh (baby blues) nhưng cảm giác buồn, trầm cảm kéo dài từ hơn 2 tuần trở lên và trầm trọng hơn.

Các triệu chứng của loạn thần sau khi sinh là: dậy sớm vào buổi sáng, mất ngủ, tăng hoặc giảm cảm giác ngon miệng, khóc, thiếu năng lượng, kiệt sức kéo dài, mất hứng thú tình dục, tách biệt khỏi bạn bè và gia đình, một số trường hợp dễ cáu bẳn hoặc bận tâm quá mức đến hình dáng cơ thể, ám ảnh lo con chết… Nghiêm trọng nhất là người mẹ có ý nghĩ hoang tưởng rằng đứa con không được sinh ra, hoặc chưa bao giờ hiện hữu và không đúng với giới tính được thông báo… dẫn đến giết con rồi hối hận, khủng hoảng tinh thần.

Theo thống kê, 77,9 % phụ nữ sinh con đầu lòng có nguy cơ bị loạn thần cao gấp 35 lần so với những người sinh con dạ, tuổi khởi phát trung bình là 26,3%.

Các triệu chứng của loạn thần sau khi sinh là: dậy sớm vào buổi sáng, mất ngủ, tăng hoặc giảm cảm giác ngon miệng, khóc, thiếu năng lượng… (Ảnh: Inmagine)

Nguyên nhân gây bệnh

Thường do các nguyên nhân sau:

– Người mẹ dùng thuốc giảm cân và các loại kháng sinh trong sản phụ khoa.

– Một số người có thể bị viêm tuyến giáp, thiếu vitamin B12, và mắc bệnh gangliosid GM2

– Sự rối loạn nhiễm sắc thể.

– Thiếu ngủ sau khi sinh dẫn đến mệt mỏi, stress và trầm cảm.

– Cảm thấy có quá nhiều áp lực do từ các việc mới phải làm cũng như những thay đổi khác trong cuộc sống. Họ thậm chí có thể cảm thấy không chắc chắn về các kỹ năng làm mẹ của mình.

– Do tự đặt ra những kì vọng không thực tế cho chính bản thân.

– Có ít thời gian dành cho bản thân, chồng và cho các việc muốn làm.

Biện pháp điều trị

Nếu bạn trải qua những triệu chứng này, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ. Đến các cơ sở y tế để được khám và chữa kịp thời. Ngoài ra, bạn có thể tham dự một lớp học dành cho phụ nữ sau khi sinh, chúng không chỉ cung cấp những bài tập thể dục có lợi cho sức khỏe của bạn mà còn giúp bạn có cơ hội gặp những người đã hoặc đang làm mẹ khác để chia sẻ kinh nghiệm.

Bên cạnh đó các mối quan hệ thay đổi rất nhiều khi gia đình có thêm một thành viên mới. Bạn cần chia sẻ với chồng về những khó khăn này, điều quan trọng là cả hai phải ý thức được những thay đổi này và cùng giải quyết theo hướng tích cực hơn là ngồi đó và chờ đợi tự tình hình biến chuyển.

Biện pháp đề phòng bệnh

– Lo lắng thái quá về thai kỳ, khí sắc không ổn định, cảm xúc buồn khổ, trầm cảm, than phiền nhiều về cơ thể, mệt mỏi.

– Đòi hỏi yêu sách đối với người thân.

– Đột ngột mê tín dị đoan.

– Thay đổi thói quen ăn uống hoặc ăn uống miễn cưỡng.

– Tránh sinh hoạt vợ chồng.

– Cường độ nôn mửa không bình thường, kéo dài dai dẳng.

– Thiếu sự quan tâm chăm sóc tình cảm cho người chồng hoặc gia đình.

BACSI.com

Từ khóa: