Nhiều lợi ích từ việc áp dụng “da kề da” sau sinh

Từ tháng 8/2014, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng bắt đầu triển khai phương pháp da kề da. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm, đã được áp dụng phổ biến trên thế giới nhưng khá mới mẻ ở Việt Nam.

Da kề da (ôm trẻ sơ sinh không mặc quần áo sao cho da trẻ tiếp xúc lớp da trần của mẹ ngay sau sinh) được WHO đặc biệt khuyến cáo cho tất cả các trẻ sơ sinh, kể cả trẻ sinh non và trẻ đủ tháng.

Theo bác sĩ Nguyễn Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, đây là một trong những phương pháp nằm trong dự án mục tiêu quốc gia về chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và những ngày sau đẻ (bao gồm: tiếp xúc da kề da, xử lý tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ, kẹp dây rốn muộn, cho bú mẹ sớm và hồi sức sơ sinh cơ bản).

Để triển khai ở các ở bệnh viện, Bộ Y tế đã tổ chức lớp tập huấn về phương pháp trên. Từ tháng 5 – tháng 7, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng đã tập huấn lại cho chị em ở phòng sinh. Và từ tháng 8, bệnh viện bắt đầu triển khai tại phòng sinh,  từ tháng 10 bắt đầu triển khai tại phòng mổ.

Một trường áp dụng phương pháp da kề da tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng

Một trường áp dụng phương pháp da kề da tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng

“Ban đầu, tuy còn nhiều khó khăn và thử thách nhưng cùng với nổ lực từ ban lãnh đạo bệnh viện, tất cả nhân viên của khoa Sản, phòng Nhi sơ sinh, phòng mổ và Hồi sức nhi, phương pháp da kề da đã thực hiện một cách thuận lợi. Tại phòng sinh, khi mới triển khai, có gần 80% ca được áp dụng phương pháp này. Tuy vừa triển khai từ tháng 10 cho các bà mẹ tại phòng mổ nhưng số ca thực hiện phương pháp này tăng lên từng ngày. Và hiện tại, cả phòng sinh và phòng đều triển khai 100%”, bác sĩ Nguyễn Sơn cho biết.

Cũng theo bác sĩ Sơn, hiện chỉ mới có Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng triển khai được tại cả phòng sinh thường và phòng mổ, còn các bệnh viện tỉnh/thành khác mới chỉ triển khai được tại phòng sinh thường.

nhieu-loi-ich-tu-viec-ap-dung-da-ke-da-sau-sinh

Da kề da giúp trẻ được bú mẹ sớm ngay sau sinh 

 Thách thức lớn nhất đối với việc triển khai phương pháp này, theo bác sĩ Sơn đó là thiếu nguồn lực ở tất cả các khoa, phòng thực hiện chương trình và quan trọng là tại phòng mổ và Sicu, tất cả nhân viên luôn trong tình trạng quá tải. Ngoài ra, còn thiếu giường bệnh, phòng bệnh. Số lượng bệnh nhân rất đông nên cả hai phòng sinh và phòng mổ hồi sức sau mổ chưa có vị trí riêng biệt cho mẹ và bé.

Theo chị Hoàng Thị Thanh Tâm, Điều dưỡng trưởng Hồi sức sơ sinh (Khoa Sản- Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng), khi sản phụ nhập viện để chuẩn bị sinh, chúng tôi sẽ tư vấn cho sản phụ và gia đình phương pháp da kề da. Khi sản phụ đồng ý chúng tôi mới thực hiện. Hầu hết các sản phụ đều đồng ý triển khai phương pháp này và tỏ ra rất thích thú. Chỉ có một vài trường hợp sinh con ngoài ý muốn thì họ mới không ưng lắm.

Các bà mẹ đều cảm thấy rất ấm áp khi áp dụng phương pháp da kề da 

Các bà mẹ đều cảm thấy rất ấm áp khi áp dụng phương pháp da kề da 

 “Trước đây, sau khi sinh xong (sinh thường), bé được mặc quần áo xong rồi mới đưa đến cho mẹ. Nhưng với phương pháp này, khi bé vừa ra khỏi bụng mẹ thì sẽ được đặt bé lên bụng mẹ và sau đó mới cắt rốn. Đối với sinh mổ cũng thế, sau khi mổ xong, bé được lau khô, cắt rốn rồi đặt lên bụng mẹ chứ không đưa bé ra phòng Sicu như trước đây nữa”, chị Tâm cho biết thêm.

Theo chị Tâm, khó khăn lớn nhất đó là thiếu nhân lực. Thói quen cũ còn trong tư tưởng của các điều dưỡng, vì thế khi áp dụng phương pháp mới thì thấy mệt hơn. Tuy nhiên, giờ mọi người cũng đã quen cả rồi.

“Cái gì mới bắt đầu cũng bỡ ngỡ và hơi lúng túng nhưng làm một thời gian rồi quen”, nữ hộ sinh chính Trần Thị Thanh Hồng chia sẻ.

Hiện tất cả các ca sinh t

Hiện tất cả các ca sinh tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng đều được áp dụng phương pháp da kề da

 Từ khi triển khai phương pháp này, tỷ lệ cho con bú mẹ sớm sau sinh tăng lên thay vì trước đây 4 – 5 tiếng đồng hồ sau sinh trẻ mới được bú mẹ. Giúp bé ít đối mặt với nguy cơ bị hạ thân nhiệt hơn, trẻ thở tốt hơn và ít gặp những cơn ngừng thở, tim đập tốt hơn, ít các cơn nhịp đập chậm hơn. Do không bị cách ly với con nên tăng cường được mối tương tác mẹ con, tăng khả năng chăm sóc con cũng như giảm lo lắng và sợ hãi.

Đang nằm ấp đứa con trên bụng mình sau ca vượt cạn, chị Lê Thị Thu Trang (trú Đà Nẵng) cho biết, đây là lần đầu tiên chị sinh con và cảm thấy rất hạnh phúc được áp dụng phương pháp da kề da. Sau khi sinh xong, mình được nhìn thấy con ngay để biết con có khỏe mạnh không, có bị gì không? Khi ấp con trên người mình như thế, mình cảm thấy rất ấm áp.

Còn chị Nguyễn Thị Phong (trú Đà Nẵng) thì chia sẻ: So với lần sinh mổ trước, lần này mình không thấy ớn lạnh mà cảm thấy rất ấm áp, rất thích thú.

Hiện Bệnh viện Đà Nẵng đang triển khai tập huấn cho các bệnh viện tuyến quận, huyện để triển khai đồng loạt phương pháp này trên cả địa bàn. Ngoài ra, Bệnh viện còn được Bộ Y tế giao hỗ trợ, tập huấn cho một số bệnh viện của miền Trung – Tây Nguyên.

Khánh Hồng

Từ khóa: ·