Rối loạn kinh nguyệt và nguy cơ dẫn đến vô sinh

Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai và có thể dẫn đến hậu quả chung là vô sinh, hiếm muộn.

Kinh nguyệt vốn được coi là tấm gương phản ánh sức khỏe, sinh sản của nữ giới. Tuy nhiên, chỉ những thay đổi nhỏ trong cuộc sống cũng có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của chị em.

Hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến phụ nữ từ độ tuổi sinh sản đến trung niên hoặc mãn kinh. Những vấn đề dễ nhận biết nhất là đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, hội chứng tiền kinh nguyệt… Mỗi biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt thường đem đến cho phụ nữ những phiền toái nhất định trong cuộc sống, nguyên nhân chủ yếu là do nội tiết tố, bệnh lý và lối sống không lành mạnh gây ra.

roi loan kinh nguyet dan den vo sinh

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng hay gặp ở chị em phụ nữ.

Đau bụng kinh: Đau bụng kinh xảy ra do sự co thắt của tử cung. Prostaglandin – một hoạt chất giống như hormone do các tế bào niêm mạc tử cung sản sinh và tuần hoàn trong máu là thủ phạm gây ra sự co thắt này.

Kinh nguyệt không đều: Được biểu hiện ở từng giai đoạn khác nhau trong cuộc sống của phụ nữ, từ lần đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt tới thời kỳ tiền mãn kinh (40 – 50 tuổi). Nguyên nhân chủ yếu là do trứng không rụng thường xuyên, cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc không đủ estrogen, progesterone. Tuy nhiên, có thể còn do biểu hiện của một số bệnh lý như: tuyến giáp gặp vấn đề, rối loạn đông máu, u xơ tử cung, thai ngoài tử cung…

Vô kinh: Vô kinh được chia ra làm ba loại với những nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Vô kinh nguyên phát có thể là do dị tật sinh dục bẩm sinh như: không có tử cung, không có âm đạo, buồng trứng không phát triển, màng trinh bịt kín. Còn suy buồng trứng sớm, dính buồng tử cung sau nạo hút thai, rối loạn nội tiết, stress, tập thể dục quá sức, sụt cân đột ngột làm ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong cơ thể sẽ dẫn đến vô kinh thứ phát. Vô kinh sinh lý là tình trạng mãn kinh khi buồng trứng đã ngưng hoạt động.

Hội chứng tiền kinh nguyệt: Là những thay đổi về sinh lý và cảm xúc xuất hiện khoảng 5-7 ngày trước khi có kinh. Biểu hiện thường thấy là đầy hơi, đau ngực, mệt mỏi, tay chân vụng về, dễ nổi giận, tâm trạng thất thường, mất tập trung… Nguyên nhân chủ yếu là do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể trước ngày hành kinh và một số tác nhân như thiếu vitamin, ăn quá mặn hay uống rượu bia, cà phê.

Vì vậy, cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố rất quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai và có thể dẫn đến hậu quả chung là vô sinh, hiếm muộn.

bai-pr-8-2-8297-1414136817.jpg

Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố rất quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ.

Tuy nhiên, vô sinh – hiếm muộn không hoàn toàn do rối loạn kinh nguyệt gây ra mà là do một hoặc một số bệnh trong cơ thể như noãn sinh trưởng bất thường, tắc ống dẫn trứng, viêm nhiễm âm đạo, u xơ tử cung… khiến cho kinh nguyệt không đều và cản trở trứng thụ tinh làm tổ. Nói cách khác, rối loạn kinh nguyệt mà điển hình là việc hành kinh không đều chính là tín hiệu không thể thụ thai, dẫn đến hiếm muộn, thậm chí là vô sinh ở nữ giới.

Cách thông thường nhất có thể giúp các chị em sớm phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục, rối loạn nội tiết tố hay biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt là đi khám phụ khoa định kỳ (một lần một năm nếu chưa lập gia đình). Bên cạnh đó, khám phụ khoa định kỳ còn giúp phụ nữ tầm soát được những nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm do rối loạn kinh nguyệt gây ra. Ngoài ra, bạn có thể chủ động phòng tránh rối loạn kinh nguyệt bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh, ăn ngủ đầy đủ, đúng giờ, chăm tập thể dục và thư giãn để giảm căng thẳng…

Bên cạnh đó, bạn còn có thể dùng thêm sản phẩm được chiết xuất từ các loại thảo dược như: ích mẫu, hương phụ, hồng hoa, ngải cứu, tinh chất mầm đậu nành… để giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

Theo vnexpress.net