Đau dạ dày nên và không nên ăn gì?
Một khi đau bao tử, người ta hãi hùng thấy mình dường như mất sạch một lạc thú của cuộc đời: ăn uống. Một danh sách dài các thứ cần kiêng khem được đưa ra, và nếu không muốn ôm bụng lăn lộn vì đau, người ta đành phải ngậm ngùi làm theo lời bác sĩ căn dặn.
Đau dạ dày nên ăn gì?
Những thức ăn mềm cũng thường được bác sĩ khuyên nên dùng đối với người bị đau dạ dày. Người mệt cũng chỉ làm được việc nhẹ, huống hồ cái bao tử. Cho nên, một khi dạ dày đã đau, tránh cho nó phải làm việc nhiều, việc nặng cũng là giúp nó nhanh chóng hồi phục. Bạn có thể dùng những món như cháo, súp, bánh giò, hoặc thậm chí gặp lúc đau bao tử cấp, đừng ngại ngần quay lại thời kỳ ăn… bột. Các loại bột ngũ cốc, bột mè đen, bột gạo lứt… dùng để ăn sáng sẽ rất phù hợp. Hoặc nếu muốn “Tây” hơn một tí, có thể dùng các món như khoai tây nghiền trộn với chút phô mai, hoặc ngũ cốc (cereal) trộn sữa tươi.
Ngoài việc ăn mềm, cũng cần chú ý đến độ thô của thức ăn. Nên băm nhỏ hoặc nghiền nhuyễn, để nếu có lười biếng trệu trạo cho qua thì dạ dày cũng không phải làm việc quá sức. Nếu không băm sẵn thực phẩm thì khi ăn, cần chú ý nhai thật kỹ, để hàm răng làm bớt việc cho cái dạ dày khó tính đang cần chiều chuộng.
Để tránh cho dạ dày phải căng mình lên làm việc một lúc, nên chia nhỏ lượng thức ăn ra thành nhiều bữa một ngày, có thể từ 5-6 bữa trở lên. Không để đói nhưng cũng không ăn quá no. Mỗi bữa nên cách nhau khoảng 2-3 tiếng.
Một món có vẻ rất bổ dưỡng và cũng thường được khuyên dùng khi đau bao tử là sữa. Tuy nhiên, nên biết cách dùng sữa để tránh tác dụng ngược. Khi uống sữa, nên nhấm nháp thêm ít bánh quy hoặc bánh mì để thêm tinh bột “tráng” dạ dày. Nếu không, lượng acid do dạ dày tiết ra để tiêu hóa sữa không có gì để “thấm” sẽ lại tấn công vào thành dạ dày làm bạn đau xé.
Biết cách “nương” theo cái dạ dày đau, bạn sẽ thấy mắc bệnh này cũng không đến nỗi trầm trọng lắm. Chỉ cần theo một số nguyên tắc, tránh để dạ dày phải làm việc quá sức hay tăng tiết acid là bạn sẽ “chung sống với lũ” một cách hiền hòa, an lành
Đau dạ dày không nên ăn gì?
Nếu bạn thường xuyên bị chứng đau bụng sau khi ăn thì tốt hơn hết nên giảm thiểu ăn các thức ăn rắn. Có một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa và do đó, bạn nên tránh hoặc ăn với số lượng hạn chế.
Một số loại thực phẩm dưới đây được coi là không tốt cho dạ dày và nên tránh hoặc ăn với số lượng vừa phải:
– Các loại rau như bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, cải Brussels
– Trái cây như táo, dưa hấu cũng không tốt cho dạ dày.
– Cả hai loại hạt tiêu đỏ và hạt tiêu đen gây kích ứng trong ruột. Vì vậy, bạn nên tránh xa chúng.
– Gia vị thực phẩm và thực phẩm chiên thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tiêu hóa và nên được bỏ qua để làm cho dạ dày tốt hơn.
– Trái cây có múi, các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như hành, cà phê, sô cô la và rượu cần tuyệt đối không ăn tránh tình trạng đau bụng dưới. Điều này là bởi vì, tất cả các chất này có xu hướng làm thư giãn các cơ bắp phía trên của dạ dày, và có thể làm cho cơn đau trầm trọng thêm.
Ngoài ra, các loại thức ăn có độ acid cao như cà muối, dưa chua, giấm, mẻ… hoặc trái cây vị chua như cam, xoài xanh, ổi… cũng cần tránh. Chưa cần có các loại acid từ ngoài đưa vào này, bao tử bạn cũng đã “trầy trụa” tơi tả rồi.
Một số loại thức ăn có vẻ “lành”, nhưng cũng khiến người đau dạ dày phải nhăn mặt, đơn giản vì nó tạo hơi và khiến dạ dày đau hơn, ấy là chưa kể người bệnh sẽ liên tục bị ợ chua, khó chịu. Đó là các loại đậu đỗ, hoặc hành sống, tiêu tỏi…
Một thứ tưởng chừng như không liên quan gì đến dạ dày nhưng vẫn cần tránh, đó là thuốc lá. Thuốc lá khiến các vết lở loét có khuynh hướng sâu hơn và khó lành. Các “vết thương” trong dạ dày đương nhiên cũng không tránh khỏi quy luật này. Các ông cũng cần “xa lánh” các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày, như bia rượu. Điều này đồng nghĩa với các loại thức ăn cay khác như ớt, gừng, sả… cũng là món “kỵ” đối với người đau dạ dày.
Cách tốt nhất là tự rút ra những gì tốt và dễ chịu cho bạn nhất, nếu lỡ dạ dày bị đau.
“Chỉ cần theo một số nguyên tắc, tránh để dạ dày phải làm việc quá sức hay tăng tiết acid nhiều là bạn sẽ “chung sống với lũ” một cách hiền hòa, an lành”
Chế độ ăn cho người đau dạ dày cấp:
- Giai đoạn 1: Nhịn ăn trong 24-48 giờ. Chỉ uống nước khoáng với lượng vừa phải, tránh khát và mất nước. Khi bạn đói, dạ dày sẽ không bị kích thích tiết acid, không làm vết thương loét thêm.
- Giai đoạn 2: Sau thời gian nhịn, nên ăn súp nấu với rau thịt nghiền, uống sữa hoặc ăn kem. Mỗi lần ăn khoảng 100ml; ăn nhiều lần cách nhau 2-3 giờ. Nên ăn 6 bữa/ngày, sau đó ăn các loại như cơm nếp, bánh mì, thịt cá nghiền nát.
- Giai đoạn 3: Vẫn ăn 5-6 bữa/ngày, ăn thức ăn mềm, nấu nhừ. Khi không còn các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống như bình thường.
Những người có thói quen ăn rất nhanh dễ bị đau bụng sau khi ăn bất cứ thứ gì. Do đó, cần nhai kĩ trước thức ăn trước khi nuốt. Các vấn đề căng thẳng cũng góp phần làm xuất hiện cơn đau dạ dày, thậm chí làm cho nặng hơn. Tất cả những gì chúng ta phải làm là xác định những nguyên nhân cụ thể để điều trị phù hợp
Tổng hợp