Giữ gìn đôi mắt trong mùa đông
Nhưng đó là ý nghĩ thật sai lầm, bởi những ảnh hưởng từ thời tiết của mùa đông khắc nghiệt và thậm chí là cả ánh nắng mặt trời của mùa đông cũng là những yếu tố rất dễ gây hại cho mắt.
Tập thói quen bắt đầu ngày mới rửa mắt bằng nước lạnh, sạch. |
Việc tiếp xúc với tia cực tím trong mùa đông có thể làm tăng nguy cơ mắc những chứng bệnh nguy hiểm về mắt, trong đó có bệnh khô võng mạc… Cộng với các yếu tố nguy hiểm khác như gió lạnh, không khí khô, bụi… càng khiến cho vấn đề về mắt trở nên trầm trọng hơn.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về mắt đã đưa ra một số tình huống có hại cho mắt cần tránh nhằm giúp mọi người có thêm những kiến thức cần thiết trong việc bảo vệ mắt như sau:
– Tránh lạm dụng lò sưởi trong nhà vào mùa đông bởi đây là một trong những nguyên nhân làm cho không khí bị mất đi độ ẩm cần thiết để duy trì môi trường bình thường cho mắt và da. Không khí quá khô trong mùa đông có thể gây khó chịu cho mắt, vì vậy hãy luôn nhớ đặt một chậu nước trong phòng ngủ để hạn chế không khí khô có hại cho mắt do dùng quạt sưởi ấm.
– Ánh sáng mùa đông cũng có hại cho mắt không kém gì mùa hè, đặc biệt là ở những vùng ôn đới như các nước phương Tây. Tỷ lệ những người bị mắc các bệnh về mắt trong mùa đông ở các nước Tây Âu là khá cao. Cách làm giảm ảnh hưởng có hại của ánh nắng mặt trời là do đeo kính râm, kính làm chống nắng khi đi ra ngoài trời có nắng kể cả khi đó là mùa đông.
– Hạn chế đeo kính áp tròng: Mùa đông thường rất khô và lạnh, nếu đeo kính áp tròng, bạn cần phải luôn giữ cho mắt có được độ ẩm cần thiết. Tránh uống rượu, hoặc đồ uống có chứa cồn, vì nó sẽ càng làm cho mắt nhanh bị khô hơn.
– Khi làm việc ngoài trời thường xuyên hãy nhớ mang theo áo ấm, mũ len và kính để cản gió lạnh, giảm sự bốc hơi nước và làm khô mắt.
– Chọn loại kem trang điểm mắt có chất lượng bảo đảm và có độ ẩm cần thiết cho vùng mắt. Hạn chế trang điểm thường xuyên cho mắt vào mùa đông vì nó sẽ khiến cho mắt dễ bị viêm nhiễm và bị đau mắt.
Các bước thứ tự trong chăm sóc mắt:
Bước 1: Tập thói quen bắt đầu ngày mới bằng việc rửa mắt với nước lạnh. Điều này rất tốt cho mắt và giúp tạo tinh thần sảng khoái cho công việc.
Bước 2: Tránh dùng quá nhiều thuốc nhỏ mắt. Tốt hơn hết hãy thay thuốc nhỏ mắt bằng một giọt nước ép dưa leo, bởi nó sẽ giúp làm sạch và mát mắt.
Bước 3: Không đọc sách, báo trong ánh sáng yếu. Để đèn chiếu từ phía sau hoặc từ trên xuống trang sách thay vì để bóng đèn chiếu thẳng vào mắt.
Bước 4: Không nên để mắt làm việc quá căng thẳng (trên 2 tiếng liên tục). Hãy để mắt được nghỉ ngơi trong vòng 10 phút trước khi tiếp tục làm việc.
Bước 5: Không dụi mắt hoặc vùng da xung quanh mắt. Điều này rất dễ làm xước giác mạc và gây tổn thương cho mắt.
Bước 6: Cần tránh tuyệt đối việc để kem dưỡng da hoặc các loại hóa chất rơi vào mắt. Trong trường hợp không may bị hóa chất bắn phải, cần nhanh chóng rửa ngay bằng nước sạch.
Bước 7: Cần chắc chắn rằng chế độ ăn uống của bạn có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho mắt, nhất là vitamin A.
Các thành phần dinh dưỡng tốt nhất cho mắt bao gồm: cần tây, dầu cá, lòng đỏ trứng gà, gan động vật…
Nếu bị đau mắt hột, hay chảy nước mắt, nguyên nhân có thể là do bị thiếu vitamin B2, cần bổ sung các loại thành phần như: gan, ngũ cốc…
Bước 8: Rửa sạch các loại phấn, mĩ phẩm trang điểm mắt trước khi đi ngủ, bởi nó có thể sẽ gây viêm nhiễm cho mắt nếu để quá lâu.
Bước 9: Uống nhiều nước, khoảng 6-8 li nước/ngày để giữ độ ẩm cần thiết cho mắt.
Bước 10: Ngủ đủ thời gian, ít nhất là 7 tiếng/ngày, bởi đó là cách tốt nhất giữ cho đôi mắt của bạn luôn trẻ trung, khỏe mạnh và sẵn sàng cho một ngày mới.
Rau củ bảo vệ mắtTheo dinh dưỡng học hiện đại, những thực phẩm có ích cho thị lực cần có chứa nhiều các chất như: vitamin A, beta-caroten, vitamin C, vitamin E, lutein, selenium… Như vậy, để nuôi dưỡng và bảo vệ hoạt động của mắt được tốt và lâu bền, với thực phẩm trái cây, rau củ chúng ta nên sử dụng thường xuyên các loại sau: – Giàu beta-caroten (khi vào cơ thể sẽ biến đổi thành vitamin A): các loại trái cây có màu vàng cam như càrốt, đu đủ, gấc, bí đỏ, khoai lang nghệ, ớt vàng Đà Lạt…, các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau húng, tía tô, rau dền, rau muống, rau ngỗ, rau cần, rau mồng tơi, cải bẹ xanh, rau khoai lang, hẹ, súp lơ xanh… – Giàu vitamin C: chanh, cam, quít, bưởi, dâu tây, cà chua, rau ngót, rau đay, mồng tơi, súp lơ, cải bẹ trắng, ớt, kinh giới, rau ngò, thìa là, hành lá, ổi, đu đủ, nhãn, táo tây, nho, dứa… (giúp phòng ngừa bệnh đục thuỷ tinh thể, tăng cường thị lực). – Giàu vitamin E (chống oxy hoá, giảm nguy cơ cườm mắt): dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu phộng, mầm lúa, mầm đậu, các loại hạt (hướng dương, bí, hạt dưa…), các loại đậu hạt, măng tây. – Giàu lutein (bảo vệ võng mạc mắt): bắp, cải bó xôi, cải xoăn… – Giàu selenium (chống oxy hoá, bảo vệ mắt và não): ngũ cốc, dầu hướng dương, dầu mè. |