Thoái hóa điểm vàng và triệu chứng 3M của mắt

Thoái hóa điểm vàng (AMD) hiện nay vẫn còn là một căn bệnh xa lạ với nhiều người, tuy nhiên căn bệnh này từng được gọi là “dịch bệnh thầm lặng” (silent epidemic) với triệu chứng điển hình là dấu hiệu 3M.

Thoái hóa điểm vàng và triệu chứng 3M là gì?

Có lẽ hầu hết chúng ta đều thân thuộc với “võng mạc” – là lớp ở mặt sau của mắt giúp con người nhìn thấy thế giới xung quanh. Nhưng chỉ ít người biết đến – phần quan trọng nhất của võng mạc nằm ngay tại trung tâm của nó – chính là điểm vàng – một điểm chỉ nhỏ bằng cỡ chữ “o”, nhưng có thể giúp chúng ta nhận biết độ sắc nét, màu sắc và độ rõ của hình ảnh. Khi điểm vàng bị thoái hóa gây mất thị lực ở vùng trung tâm gọi là bệnh thoái hóa điểm vàng.

thoai-hoa-diem-vang-va-trieu-chung-3m-cua-mat

Khi bị bệnh thoái hoá điểm vàng, người bệnh không cảm thấy đau đớn; chỉ khi dùng mắt bị bệnh để nhìn thẳng vào trung tâm của cảnh vật, hình ảnh, hoặc trang sách, người bệnh sẽ cảm thấy – ngày càng nặng hơn, các triệu chứng 3M điển hình: Mờ – Méo – Mất trung tâm. Nghĩa là: Hình ảnh đã từng rõ ràng biến thành mờ (Mờ), sau đó phần trung tâm của vật có thể xuất hiện đốm đen và phình to ra (Mất trung tâm); Đường thẳng có thể bị bóp méo hoặc cong (Méo). Nếu không được điều trị thích hợp thị lực của người bệnh sẽ suy giảm dần, thậm chí dẫn đến mất thị lực.

Những ai có nguy cơ cao bị Thoái hóa điểm vàng?

Trước hết, nguy cơ bị AMD tăng theo lứa tuổi, do đó nó thường được coi là bệnh của người già. Tuy nhiên các nghiên cứu tiên tiến đã cho thấy, ánh sáng xanh (ánh đèn Led, ánh sáng từ điện thoại, ti vi, máy tính) là tác nhân mới đẩy nhanh sự thoái hóa điểm vàng. Với mức năng lượng cao và bước sóng ngắn, ánh sáng xanh có thể xuyên qua giác mạc và thủy tinh thể để tiến sâu vào võng mạc. Chúng tạo ra các gốc tự do làm lão hóa các tế bào ở điểm vàng gây tổn thương giác mạc, nghiêm trọng có thể dẫn đến chứng mù một phần. Vì vậy những người thường xuyên phải tiếp xúc với ánh sáng xanh là những đối tượng nguy cơ cần cảnh giác nhất với căn bệnh này.

Ngoài ra còn một số yếu tố nguy cơ khác: Giới tính: phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh gấp 2 lần hơn nam giới; Hút thuốc; Người có tiền sử gia đình; Dinh dưỡng kém thăng bằng: Ăn quá nhiều mỡ, thịt, thiếu rau xanh.

Cách khắc phục và phòng ngừa thoái hóa điểm vàng?

Các biện pháp thường được áp dụng điều trị bệnh hiện nay gồm: Phẫu thuật laser quang đông (sử dụng tia laser nóng); Quang trị liệu bằng verteporfin (sử dụng tia laser không toả nhiệt cùng với một loại thuốc tiêm tĩnh mạch để khép kín và ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh); Thuốc đặc hiệu đưa vào mắt bằng cách tiêm để ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu bất thường.

Tuy nhiên, điều trị không bằng phòng ngừa. Mỗi khi có rối loạn về thị lực, đặc biệt khi có dấu hiệu Mờ, Méo, hoặc Mất trung tâm của vật cần sớm chú ý tìm bệnh thoái hoá điểm vàng để chẩn đoán và điều trị ngay. Tốt nhất nên làm giảm nguy cơ tiến triển của AMD bằng cách bổ sung dinh dưỡng cho mắt với Vitamin (B12) và các chất chống oxy hóa có trong thực phẩm là các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả các màu sắc đậm.

Và theo kết quả nghiên cứu của Viện Mắt Quốc Gia Mỹ (NEI) việc kết hợp chất chống oxy hóa (điển hình như Lutein, Zeaxanthine, Acid Alpha Lipoic) và Kẽm có thể giúp làm giảm 25% nguy cơ tiến triển AMD và giảm 19% nguy cơ mất thị lực ở người bệnh.

Việt Ánh