Nhiễm parvovirus
Nhiễm parvovirus hay có thể gọi nó là bệnh má bị tát vì ban đỏ ở mặt tiến triển giống như vết tát. Bệnh cũng được gọi là ban nhiễm khuẩn. Nhưng về mô học, nó được gọi là bệnh thứ năm, vì đứng thứ 5 trong số các bệnh trước kia phổ biến nhất ở trẻ em mà tất cả những bệnh này đều có ban đỏ giống nhau như một dấu hiệu. Bốn bệnh khác là bệnh sởi, sởi Đức, bệnh tinh hồng nhiệt và bệnh Dukes.
Với bất cứ cái tên nào, bệnh vẫn hay gặp nhưng nhiễm trùng nhẹ ở trẻ thường cần điều trị một chút. Tuy nhiên, nhiễm parvovirus ở một số phụ nữ có thai có thể gây các bệnh nặng đối với thai nhi. Nhiễm parvovirus cũng nặng hơn ở người lớn bị một số dạng thiếu máu hoặc những người có hệ miễn dịch bị tổn thương.
Các dấu hiệu và triệu chứng
Một số trẻ bị nhiễm parvovirus cảm thấy vẫn khỏe. Các dấu hiệu và triệu chứng sớm không đặc trưng của bệnh:
- Đau họng
- Sốt nhẹ
- Rối loạn tiêu hóa
- Đau đầu
- Đau mắt đỏ
- Mệt mỏi
- Ngứa
Sau khoảng 7-10 ngày, ban đỏ đặc trưng với các đặc điểm này xuất hiện:
- Ban đỏ trên mặt màu đỏ sáng nổi lên ở cả 2 má
- Ban đỏ màu hồng, giống như ren, hơi nổi trên cánh tay, thân mình, đùi và mông
Ban đỏ thường xuất hiện ở gần giai đoạn cuối của bệnh. Có thể nhầm ban này với các ban đỏ do virus khác hoặc ban đỏ do dùng thuốc. Trẻ nhỏ bị các triệu chứng tương tự với trẻ ở tuổi đi học.
Các triệu chứng ban đầu điển hình kéo dài 5-10 ngày. Ban đỏ có thể xuất hiện và tồn tại tới 3 tuần, trở nên nhìn rõ hơn khi trẻ ở nơi có nhiệt độ cao hoặc tắm nắng.
Người lớn
Ở người lớn, triệu chứng nổi bật nhất của nhiễm parvovirus là đau khớp, kéo dài nhiều ngày tới nhiều tuần. Đau khớp do nhiễm parvovirus hay gặp ở phụ nữ hơn ở nam giới.
Nhiễm parvovirus dễ lây cho tới 1 tuần trước khi xuất hiện ban đỏ trên mặt. Khi ban đỏ xuất hiện, người bệnh không lây lan nữa và không cần cách ly.
Nhiễm parvovirus cũng có thể xuất hiện mà không có dấu hiệu hay triệu chứng nào ở trẻ em cũng như ở người lớn.
Nguyên nhân
Virus parvovirus B19 người gây nhiễm parvovirus. Bệnh hay gặp nhất ở trẻ tuổi học cấp 1 trong vụ dịch vào các tháng mùa đông và mùa xuân, nhưng bất cứ ai đều có thể bị bệnh ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Bệnh lây từ người này sang người khác, giống như cảm lạnh, thường qua dịch tiết của đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp tay-tay. Bệnh lây trong 1 tuần trước khi ban đỏ xuất hiện. Khi ban đỏ xuất hiện, người bệnh được coi là không còn lây bệnh nữa.
Khi nào cần đi khám bệnh
Nếu con bạn xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm parvovirus, nhưng bạn không chắc chắn, hãy đến gặp bác sĩ để biết liệu có nguyên nhân khác của các dấu hiệu và triệu chứng này hay không. Cũng đến gặp bác sĩ nếu bạn có những lo ngại khác.
Nếu bạn có thai hoặc nghi ngờ tiếp xúc với người nhiễm parvovirus, hay đến khám bác sĩ. Một số phụ nữ có thai bị nhiễm parvovirus truyền bệnh cho thai nhi. Mặc dù phần lớn phụ nữ có thai nhiễm parvovirus vẫn sinh con bình thường, con khỏe, có nguy cơ thai nhi bị các bệnh nặng và thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Sàng lọc và chẩn đoán
Khoảng một nửa số người lớn miễn dịch với nhiễm parvovirus. Nếu bạn có thai hoặc là người lớn có hệ miễn dịch bị tổn thương, xét nghiệm máu có thể giúp xác định liệu bạn có miễn dịch virus này hoặc có nhiễm virus này hay không. Xét nghiệm máu thường được dùng là các xét nghiệm kháng thể đặc trưng với nhiễm parvovirus.
- Nếu xét nghiệm máu cho biết đã miễn dịch, bạn không cần quan tâm.
- Nếu xét nghiệm máu xác nhận bằng chứng hiện đang nhiễm parvovirus, có thể cần làm thêm xét nghiệm để xác định nguyên nhân, biến chứng như thiếu máu cần điều trị.
- Nếu bạn có thai và bị nhiễm parvovirus, có thể cần làm thêm xét nghiệm bao gồm siêu âm và có thể làm thêm xét nghiệm máu cho tới 12 tuần, để theo dõi các biến chứng có thể gặp ở thai nhi.
Biến chứng
Nếu bạn có thai và bị nhiễm parvovirus B19, nhất là 3 tháng giữa của thời kỳ mang thai, thai nhi ít có khả năng bị biến chứng nghiêm trọng.
Đôi khi, nhiễm parvovirus ở phụ nữ mang thai có thể gây thiếu máu nặng cho thai nhi, thậm chí gây chết lưu. Thiếu máu thai nhi có thể dẫn tới suy tim sung huyết, biểu hiện là dạng phù nặng, phù các mô của cơ thể do ứ dịch được gọi là ứ nước thai nhi. Nếu nhiễm parvovirus, bác sĩ có thể theo dõi trên siêu âm về sự tiến triển các dấu hiệu và triệu chứng ở thai nhi.
Thiếu máu, suy tim sung huyết và phù ở thai nhi có thể được cải thiện sau vài tuần. Bác sĩ có thể đưa ra các bước để điều trị thiếu máu, suy tim sung huyết hoặc phù. Các phương pháp có thể bao gồm truyền máu trực tiếp vào thai nhi hoặc cho mẹ dùng thuốc, thuốc sẽ qua nhau thai đến thai nhi.
Phần lớn phụ nữ mang thai nhiễm parvovirus đẻ con bình thường, khỏe mạnh, và parvovirus không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Các biến chứng ở người lớn
Ở người bị thiếu máu tế bào hình liềm (hoặc các loại thiếu máu khác mà sử dụng tế bào hồng cầu nhanh hơn tế bào tủy xương có thể thay thế), nhiễm parvovirus có thể gây thiếu máu nặng.
Ở người bị suy giảm miễn dịch (nhất là người đã dùng hóa trị liệu) nhiễm parvovirus có thể gây các biến chứng cần phải điều trị.
Điều trị
Không có liệu pháp điều trị đặc trưng cho nhiễm parvovirus, nhưng có thể giảm các triệu chứng ở thai nhi. Dùng acetaminophen (Tyenol, các thuốc khác) hạ nhiệt khi nhiệt độ >38,9oC (102oF) hoặc giảm khó chịu. Không bao giờ dùng aspirin cho trẻ em. Aspirin có thể gây rối loạn chết người được biết là hội chứng Reye mặc dù rất hiếm. Ban đỏ không cần điều trị.
Không thực tế và không cần thiết cách ly trẻ bị nhiễm bệnh. Bạn sẽ không biết đứa con bị nhiễm parvovirus cho tới khi ban đỏ xuất hiện, và trong thời gian này, đứa con không lây nhiễm nữa.
Nếu bạn có thai và nhiễm parvovirus, bác sĩ sẽ kiểm soát những tác động có thể xảy ra với thai nhi. Điều trị có thể bao gồm truyền máu và dùng thuốc khi thai nhi bị thiếu máu, suy tim sung huyết hoặc phù.