Ung thư cổ tử cung và Thuốc ngừa HPV

Câu 1. Thưa Bác sĩ Hương Huyền, Xin Bác sĩ cho biết thế nào là ung thư cổ tử cung (CTC)? Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung? Bệnh ung thư cổ tử cung có di truyền không?

Trả lời:

–     Ung thư CTC là một trong những ung thư thường gặp nhất, đối với phụ nữ nó chỉ đứng sau ung thư vú.

–     Ngày nay ung thư CTC vẫn là gánh nặng của toàn cầu. Mỗi năm cả Thế giới có khoảng 5.000 cas ung thư CTC, 3.000 phụ nữ chết vì ung thư CTC, trong đó 80% ở các nước đang phát triển.

–     Tổng kết năm 2005, cả nước có khoảng 4.471 cas mới mắc ung thư CTC.

–     Nguyên nhân gây ung thư CTC là do tình trạng nhiễm kéo dài 01 hay nhiều loại virus HPV sinh ung thư hay còn gọi là type HPV nguy cơ cao.

–     Ung thư CTC không có di truyền, nhưng vì sự nhiễm virus HPV có thể lây truyền qua đường tiếp xúc với da, do đó những người phụ nữ trong gia đình có thể lây nhiễm dẫn đến bệnh lý giống nhau.

Câu 2. Thưa Bác sĩ, làm cách nào để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung? Triệu chứng của bệnh như thế nào?

Trả lời:

* Phát hiện sớm ung thư CTC:

–       Trước tiên người phụ nữ phải đi khám phụ khoa định kỳ.

–       Khi khám phụ khoa các bác sĩ sẽ:

+ Khám tổng thể âm hộ, âm đạo, CTC, màu sắc, khí hư, mùi hôi;

+ Làm xét nghiệm Pap’smear hay còn gọi là phết mỏng CTC tìm tế bào bất thường       độ nhạy khoảng   51%.
+ Làm VIA: (bôi acid acetic vào CTC) để quan sát tìm hình ảnh tổn thương trên CTC biểu hiện bằng vết trắng đục.

+ Soi CTC: sau bôi acid acetic thấy vết trắng có thể soi CTC tìm các dấu hiệu bất thường khác như hình ảnh vết trắng lan rộng, chấm đáy, lát đá hoặc tăng sinh mạch máu bất thường,…

+ Bấm sinh thiết khi có nghi ngờ, đây là xét nghiệm để chẩn đoán xác định.

+ Ngoài ra khi nghi ngờ bị nhiễm HPV, bệnh nhân cần được làm thêm xét nghiệm DNA HPV để xác định bị HPV định tính và định danh.

*  Các triệu chứng lâm sàng và các dấu hiệu sớm để người bệnh có thể tự phát hiện sớm ung thư CTC hầu như không có. Đôi khi chỉ có một trường hợp xuất hiện cơn đau khi quan hệ tình dục.

– Khi khám phụ khoa nhìn thấy khối u thì sức khỏe của người bệnh đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

– Đến khi có huyết âm đạo hoặc khí hư hôi hay có hiện tượng chèn ép xung quanh gây tiểu buốt, tiểu khó,…lúc này thì dù có điều trị thì bệnh nhân cũng khó sống sau 2 năm.

Câu 3. Phòng chống bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung chúng ta cần phải làm gì?

Trả lời:

–     Khám phụ khoa định kỳ.

–    Tiêm ngừa HPV.

–    Quan hệ tình dục lành mạnh.

–     Vệ sinh sinh duc nữ thật tốt.

Câu 4. Thưa Bác sĩ, vì sao chúng ta cần phải khám phụ khoa định kỳ?

Trả lời:

–     Đối với người phụ nữ, khám phụ khoa định kỳ là điều rất cần thiết, nhất là phụ nữ đã có quan hệ tình dục.

–     Ngoài việc phát hiện ung thư CTC, chúng ta còn có thể phát hiện sớm các bệnh lý viêm nhiễm sinh dục do các nguyên nhân khác để tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra như: viêm phần phụ, áp xe phần phụ hay ứ dịch tay vòi gây tắt ống dẫn trứng dẫn tới vô sinh, thai ngoài tử cung,… hoặc các bệnh lý sản phụ khoa như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…

–     Bình thường phụ nữ tới:

+ < 35 tuổi, 1- 2 năm đi khám 01 lần.

+ 35 – 45 tuổi, mỗi năm đi khám 01 lần.

+ > 45 tuổi, 06 tháng đi khám 01 lần.

+ Và đi khám bất kỳ lúc nào khi cảm thấy có dấu hiệu bất thường trong cơ thể.

Câu 5. Xét nghiệm PAP là gì? Mỗi lần xét nghiệm phải chi trả bao nhiêu?

Trả lời:

–     Pap’smear còn gọi là soi tế bào CTC hay còn gọi là phết mỏng tế bào âm đạo CTC hay phiến đồ âm đạo, đây là xét nghiệm dùng để phát hiện sớm ung thư CTC nhờ phát hiện những tế bào chuyển sản.

–     Các bác sĩ sẽ dùng que lấy tế bào ở CTC phết mỏng lên lam kiếng cố định với dung dịch cồn 900.

–     Các kỹ thuật viên phòng xét nghiệm sẽ nhuộm và đọc dưới kính hiển vi để phát hiện những bất thường của nhân tế bào và tùy hình ảnh mà đưa ra từng giai đoạn của bệnh.

–      Mỗi lần xét nghiệm tại bệnh viện tốn khoảng 40.000 đồng chưa tính tiền khám phụ khoa và soi cổ tử cung nếu có.

Câu 6. Một trong những biện pháp phòng,chống bệnh ung thư CTC là chủng ngừa HPV vậy.

*  HPV là gì?

– HPV là một loại virus gây ra bệnh lây truyền qua đường sinh dục, thường gặp nhất trong các loại bệnh lây truyền qua đường sinh dục.

– Có hơn 100 type đã được tìm thấy.

+ HPV sinh ung thư (nguy cơ cao).

+ HPV không sinh ung thư (nguy cơ thấp).

– Có khoảng 15 – 20 type gây ung thư, trong đó có HPV 16 và 18 là 02 loại gây ung thư nhiều nhất.

* Cơ chế lây truyền HPV:

– HPV không lây truyền qua tinh dịch hay các dịch tiết của cơ thể mà qua đường tiếp xúc da với da như:

+ Giao hợp.

+ Mẹ sang con.

+ Vật dụng.

– Hầu hết những người nhiễm HPV không có triệu chứng gì.

+ 70% HPV mới nhiễm hết trong 01 năm.

+ 91% nhiễm HPV hết trong 02 năm.

+ 10% phụ nữ nhiễm HPV kéo dài tồn tại nhiều năm, có nguy cơ phát triển thành ung thư. Thời gian từ khi bị nhiễm đến ung thư khoảng 10 năm.

+ Nhiễm HPV là điều kiện để phát triển ung thư CTC nhưng nó không phải là điều kiện đủ để gây ung thư, tức là:

o      Phần lớn những người nhiễm HPV không bị ung thư khoảng 90%.

o     10% còn lại nếu phát hiện sớm giai đoạn tiền ung thư qua thăm khám phụ khoa và làm các xét nghiệm cận lâm sàng thì tỉ lệ chết vì ung thư CTC rất ít.

* Các biện pháp tốt nhất để phòng chống ung thư CTC là khám phụ khoa định kỳ và tiêm ngừa HPV.

– Vaccine HPV là gì và nguyên tắc hoạt động:

+ Vaccine HPV gọi là Gandasil mô phỏng bệnh và tạo ra kháng thể. Nó không phải là virus sống hay chết. Nó ngăn chặn sự lây nhiễm HPV type 6, 11, 16,18.

+ Đối tượng cần tiêm chủng: nữ giới 9 – 26 tuổi, bé gái từ 11 – 12 tuổi là tốt nhất. Tại vì nên tiêm trước khi có quan hệ tình dục.

Hiện tại việc tiêm chủng chỉ mới được thử nghiệm rộng rãi trên phụ nữ từ 9 – 26. Vaccine này đang nghiên cứu chưa có kết quả nên chưa có chỉ định tiêm ngừa.

–         Thời gian miễn dịch của vaccine khoảng 5 năm.

–         Vì vaccine không bảo vệ chống lại tất cả các.

Câu 7. Lịch tiêm ngừa HPV như thế nào?

Trả lời:

Tiêm 3 liều:

–         Liều 1.

–         Liều 2: sau liều thứ 1 hai tháng.

–         Liều 3: sau liều thứ 1 sáu tháng.

Câu 8. Khi đã tiêm ngừa rồi còn mắc bệnh ung thư cổ tử cung nữa không? Có cần đi khám phụ khoa định kỳ nữa không?

Trả lời:

Có thể vì nhiều lý do:

–     Vì thời gian miễn dịch của vaccine hiện tại nghiên cứu cho thấy có kết quả phòng ngừa khoảng 5 năm.

–     Vì vaccine không bảo vệ chống lại tất cả các type HPV gây ung thư. Thường chỉ có 4 type: 6, 11, 16, 18.

–      Vì đôi khi đã nhiễm cả 4 type HPV chủng ngừa trước khi chủng ngừa.

–      Vì một số người không tiêm chủng đủ liều và đúng phác đồ.

Do đó, dù đã chủng ngừa rồi vẫn phải đi khám phụ khoa định kỳ.

Câu 9. Nếu mắc bệnh ung thư CTC thì hướng điều trị như thế nào?

Trả lời:

Sau khi đã phát hiện ung thư CTC thì tùy từng giai đoạn của bệnh mà có hướng xử trí khác nhau và có sự cân nhắc về số tuổi, số con của bệnh nhân.

a. Giai đoạn tiền ung thư hay còn gọi là giai đoạn các tổn thương tân sinh trong biểu mô à ta dùng phương pháp khoét chóp bằng vòng cắt đốt điện. Phương pháp này dễ thực hiện, ít chảy máu và ít gây biến chứng, chi phí rẻ và nếu sản phụ chưa đủ số con vẫn có khả năng sinh sản. Sau khi đã khoét chóp, bệnh nhân cũng cần phải đi khám định kỳ. Đồng thời, khi khoét chóp các bác sĩ sẽ lấy mô tổn thương làm giải phẫu bệnh lý để xác định độ sâu của tổn thương so với bề mặt CTC và qua đó có thể đánh giá tiên lượng mức độ nặng nhẹ của bệnh và các bước cần xử lý tiếp theo nhằm đảm bảo cho bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn.

b. Ung thư CTC ở các giai đoạn:

– Giai đoạn IA­­­ à cắt tử cung hoàn toàn.

– Giai đoạn IA­­­I­I à cắt rộng tử cung + nạo hạch chậu.

– Giai đoạn IB à cắt rộng tử cung, nạo hạch + xạ trị sau phẫu thuật.

– Các giai đoạn sau: phải phối hợp hóa trị, xạ trị trước và sau phẫu thuật cắt tử cung.

c. Nếu phát hiện và điều trị sớm:

– Ở giai đoạn sớm sống bình thường sau 5 năm, ít tai biến sau điều trị.

– Ở giai đoạn muộn: tỉ lệ sống sau 5 năm thấp và để lại nhiều di chứng sau điều trị

BS. Đỗ Thị Hương Huyền – Phó Khoa sản, Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng