5 bệnh ung thư phụ khoa đáng sợ ở chị em
Ung thư phụ khoa là nhóm các bệnh ung thư có ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của phụ nữ, cụ thể là ung thư ở cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, âm đạo và âm hộ.
Một số bệnh ung thư phụ khoa phổ biến:
1. Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là do virus Papiloma (HPV) gây nên. Đây là một bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến. Ung thư cổ tử cung thường phát triển rất chậm và có thể bắt đầu từ tình trạng loạn sản tế bào cổ tử cung. Loạn sản là một hình ảnh không bình thường của tế bào cổ tử cung nhưng cũng chưa thể kết luận là ung thư vì có thể do viêm, do nhiễm khuẩn đường sinh dục như bị nấm âm đạo hay nhiễm Chlamydia. Tuy nhiên, nó cũng có thể là tình trạng tiền ung thư.
Tình trạng tiền ung thư này có thể được phát hiện bằng xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Đó là lý do tại sao chị em cần thực hiện xét nghiệm tế bào cổ tử cung (pap smear) theo định kì. Hầu hết phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung hiện nay đều rơi vào trường hợp những chị em không làm xét nghiệm pap hoặc có làm những không thường xuyên.
Những dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung bao gồm: Ra nhiều huyết trắng kéo dài, chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu trong khi quan hệ tình dục, đau khi quan hệ tình dục…
Tất cả các bệnh ung thư phụ khoa đều có ảnh hưởng nặng nề đến khả năng sinh sản của chị em. Ảnh minh họa
2. Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là tình trạng ung thư bắt đầu trong buồng trứng – nơi sản xuất trứng.
Ung thư buồng trứng ở một hoặc cả hai buồng trứng đều là ung thư biểu mô (ung thư bắt đầu trong các tế bào trên bề mặt của buồng trứng) hoặc là khối u tế bào mầm ác tính (ung thư bắt đầu trong tế bào trứng). Ung thư buồng trứng thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu nên việc chẩn đoán và điều trị thường gặp khó khăn vì lúc phát hiện bệnh thì bệnh đã có dấu hiệu di căn.
Nhiều phụ nữ bị ung thư buồng trứng không có triệu chứng rõ ràng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ cho đến khi bệnh đang ở giai đoạn phát triển và khó điều trị. Do vậy, nếu thấy các dấu hiệu sau, chị em nên cảnh giác vì rất có thể đó là những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư buồng trứng: Đau bụng hoặc đau vùng chậu, tăng kích thước vòng bụng hoặc đầy hơi, cần tiểu gấp hoặc thường xuyên, gặp khó khăn với việc ăn uống hoặc cảm thấy no nhanh…
3. Ung thư tử cung
Hai hình thức phổ biến của bệnh ung thư tử cung là ung thư cổ tử cung (tế bào ung thư từ cổ tử cung) và nội mạc tử cung (tế bào ung thư từ lớp niêm mạc của các ngữ liệu hoặc cơ thể của tử cung). Giai đoạn đầu của ung thư tử cung được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ (ung thư chỉ giới hạn ở vị trí ban đầu). Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, tế bào ung thư xâm nhập vào các lớp sâu hơn trong tử cung, sau đó lan rộng đến các cơ quan lân cận như âm đạo, bàng quang, trực tràng và cuối cùng di căn đến các bộ phận khác trong cơ quan sinh sản.
Chị em có nguy cơ bị ung thư tử cung cao là những người thường xuyên bị chảy máu âm đạo hoặc dịch âm đạo bất thường, quan hệ tình dục thường xuyên trước khi 20 tuổi hoặc quan hệ tình dục với nhiều đối tác và chị em không chị ý vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ.
Các triệu chứng sớm của bệnh ung thư tử cung cũng tương tự như ung thư cổ tử cung và bệnh cũng có thể được chẩn đoán chính xác thông qua xét nghiệm pap.
Tiến hành khám phụ khoa theo định kì, đặc biệt không được bỏ qua thủ tục xét nghiệm pap smear. Ảnh minh họa
4. Ung thư âm đạo
Ung thư âm đạo là một loại ung thư hiếm gặp ở phụ nữ. Trong ung thư âm đạo (ác tính) các tế bào ung thư được tìm thấy trong các mô của âm đạo. Có rất nhiều loại ung thư khác nhau của ung thư âm đạo bao gồm ung thư vảy tế bào (ung thư biểu mô vảy), ung thư biểu mô tuyến, sacôm…
Nguyên nhân gây bệnh ung thư âm đạo chưa được xác định rõ ràng. Theo nhiều chuyên gia sức khỏe thì nhiễm virus gây nhú ở người (HPV) chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới nguy cơ bị ung thư âm đạo. Nhiều trường hợp bệnh xuất hiện sau khi bị sùi mào gà.
Mặc dù đa số các trường hợp bị ung thư âm đạo thường không có nhiều triệu chứng đáng chú ý, nhưng theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe thì nếu chị em thấy mình có những triệu chứng như: thay đổi thói quen đi tiểu, cảm thấy có áp lực đè lên vùng xương chậu, chảy máu âm đạo bất thường… thì hãy đi khám sớm.
5. Ung thư âm hộ
Ung thư âm hộ là một loại ung thư hiếm gặp. Nó hình thành trong bộ phận sinh dục bên ngoài của một người phụ nữ được gọi là âm hộ. Âm hộ gồm có môi bên trong và bên ngoài của âm đạo, âm vật (mô nhạy cảm giữa môi), cửa âm đạo và các tuyến của nó. Ung thư âm hộ là một loại ung thư xảy ra trên diện tích bề mặt ngoài của cơ quan sinh dục nữ. Âm hộ là vùng da bao quanh niệu đạo và âm đạo, bao gồm âm vật và môi nhỏ.
Các hình thức ung thư âm hộ thường như một khối u hoặc đau ở âm hộ là nguyên nhân gây ngứa và đau đớn. Mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ung thư âm hộ thường được chẩn đoán ở phụ nữ lớn tuổi.
Ung thư âm hộ có khả năng chữa khỏi cao khi được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Tỷ lệ sống sót phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng giải phẫu bệnh học của hạch bẹn.
Các triệu chứng ban đầu của ung thư âm hộ có thể bao gồm: U, bướu giống như mụn cơm hay đau loét., ngứa âm đạo, da vùng âm đạo thay đổi màu sắc, chảy máu giữa chu kì kinh nguyệt…
Tất cả các bệnh ung thư phụ khoa đều có ảnh hưởng nặng nề đến khả năng sinh sản của chị em. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến chị em phải chịu nhiều đau đớn, suy sụp sức khỏe nhanh chóng và đe dọa tính mạng.
Để đề phòng các bệnh ở cơ qua sinh sản, tránh dẫn tới ung thư phụ khoa, chị em nên lưu ý những điều sau:
– Thực hành tình dục an toàn. Nên sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
– Tiêm vacxin phòng ung thư cổ tử cung trước 26 tuổi.
– Tiến hành khám phụ khoa theo định kì, đặc biệt không được bỏ qua thủ tục xét nghiệm pap smear để chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung.
– Giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là trong những ngày có “đèn đỏ”.
Theo Trí thức trẻ