Cẩn thận khi tê mỏi tay chân
Nếu xuất hiện cảm giác tê nhức tay chân, cơ thể mệt mỏi, xương khớp kêu răng rắc… khi ở độ tuổi trung niên thì cần đi khám ngay. Đây có thể là biểu hiện của chứng loãng xương.
Loãng xương – Sát thủ giấu mặt
Không yên tâm khi gần đâychân tayhay bị tê, cơ thể thường mệt mỏi, chị Nga (35 tuổi, Bình Dương) quyết định đi kiểm tra sức khỏe. Sau khi được bác sĩ khám và đo mật độ xương, chị rất bất ngờbiết mìnhbị loãng xương cấp độ nhẹ.
Tương tự, chị Liên (38 tuổi, NVVP) thấy sức khỏethay đổi rõ từ sau khi sinh bé thứ hai. Tuy vậy, vì bận bịu con cái, chị chủ quan bỏ qua. Đến lúc các khớp xương bắt đầu kêu răng rắc khi di chuyển và hay bị chuột rút, chị đi khám thì được chẩn đoán bị loãng xương.
Trường hợp khác, cô Mỹ (57 tuổi, Tp.HCM) cho biết: “Trước đây, cô hay bị đau nhức các khớp xương, ban đêm đau nhiều hơn nhưng cô nghĩ lớn tuổi, đau nhức là bình thường nên chỉ tự mua thuốc giảm đau uống. Khi đau càng nhiều, gia đình nhất quyết bắt cô đi khám mới biết là bị loãng xương và bệnh trở nặng rồi. Giờ cô cúi người hay đi lại cũng đều khó khăn.”
Theo các bác sĩ, bệnh loãng xương diễn tiến âm thầm,khi nhận thấy các dấu hiệu như trên thìtỷ lệ xương bị mất có thể đã lên tới 30%.Có khi người bệnh bị gãy xương, vẹo đốt sống, … mới phát hiện là do loãng xương. Vì thế, đây được xem là một “sát thủ thầm lặng” vô cùng nguy hiểm.
Theo Hiệp hội loãng xương Việt Nam, tính đến 2012 nước ta có 2,8 triệu người mắc bệnh loãng xương, trong đó 76% là nữ. Dự báo đến năm 2020, con số này có thể lên tới 4,5 triệu người, (tăng hơn 150%) – một con số đáng báo động.
Xương khỏe mạnh và xương bị loãng
Những hậu quả khó lường
Loãng xương gây đau nhức tại các đầu xương hoặc dọc theo các xương dài. Đau như châm chích toàn thân và tăng lên vào ban đêm. Cơn đau đặc biệt khó chịu khi người bệnh thay đổi tư thế, khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi quay lưng, cúi hay ngửa người. Nặng hơn, loãng xương gây biến dạng cột sống, lún đốt sống dẫn tới gù lưng khi lớn tuổi.
Hậu quả cuối cùng của loãng xương là người bệnh dễ bị gãy xương một cách tự nhiên hoặc chỉ vì một dư chấn nhẹ, thậm chí là một cơn hắt hơi mạnh. Đầu xương cẳng tay, các đốt sống và xương cổ đùi là những vị trí nguy hiểm và dễ gãy nhất. Khi đó, người bệnh không những khó hồi phục mà còn phải đối mặt với nguy cơ tàn phế và tử vong rất cao. Trong các vị trí gãy thì gãy cổ xương đùi được đánh giá là nghiêm trọng nhất. Thống kê ở các nước phát triển, có đến 20% người có tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong 6 tháng đầu.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Loãng xương không loại trừ ai nhưng phụ nữ tuổi mãn kinh là đối tượng nhiều nguy cơ nhất do thời kỳ này, lượng estrogen giảm mạnh trong khi đây là nhân tố giúp gắn canxi vào xương. Để phòng tránh bệnh, chị em nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và thường xuyênluyện tập thể dục ngay từ khi còn trẻ.
Bạn cũng nên hạn chế tối thiểu các chất kích thích, tránh xa thuốc lá và với tiếp xúc với nắng sớm khoảng 15 phút mỗi ngàyđểcơ thể tổng hợp vitamin D3 có tác dụng tăng hấp thucanxi.
Nên bổ sung canxi có nguồn gốc từ thiên nhiên để tốt cho sức khỏe
Khi đã bước vào tuổi trung niên, bổ sung canxi là yếu tố cần đặc biệt lưu ý. Ngoài nguồn canxi từ thực phẩm như sữa, trứng, bánh đúc, tôm cua…, chị em có thể chọn thêm các sản phẩm cung cấpcanxi từ thiên nhiên.
Theo dân Trí