Trà xanh và những điều chưa được biết đến

Trà xanh được biết đến như một loại nước uống rất tốt cho sức khỏe. Một chén trà mỗi sáng có thể hạn chế sự phát triển của căn bệnh ung thư, giúp điều trị căn bệnh tim mạch, giúp lợi tiểu, giúp tiêu hóa tốt…

Những người không nên uống trà:

Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Những người có bệnh tim, thận, chức năng của dạ dày và đường ruột rối loạn nghiêm trọng, khi uống trà phải cẩn trọng.

Người ăn chay và người gầy không nên thường xuyên uống trà. Bởi những người ăn chay rất dễ mắc chứng thiếu chất sắt và đản bạch chất. Có báo cáo khoa học cho rằng, người ăn chay uống trà thường xuyên càng dễ bị bệnh thiếu máu và chứng thiếu sắt.

Một trong những lợi ích của việc uống trà thường xuyên là ức chế mỡ tích tụ trong cơ thể, có hiệu quả trong việc phòng chống béo phì, vì thế người mà cơ thể quá gầy tốt nhất hãy tránh việc uống trà thường xuyên và quá lượng.

Nên uống trà vào thời gian nào trong ngày?

Nên uống trà vào buổi sáng khi thức dậy: Sau một đêm dài cơ thể đã tiêu hao một lượng nước đáng kể, uống một tách trà vào buổi sáng, không những kịp thời bổ sung lượng nước mà còn có thể hạ huyết áp.

Uống trà sau khi thức dậy sẽ giúp cơ thể bạn sảng khoái

Sau khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn mặn: Sau khi ăn thức ăn có quá nhiều dầu mỡ, thức ăn tồn tại quá lâu trong dạ dày, sẽ làm cho chúng ta cảm thấy khát nước. Lúc này uống trà đậm sẽ có lợi trong việc nhanh chóng đưa thức ăn vào đường ruột, làm cho dạ dày dễ chịu hơn. Nên uống trà nóng và không quá nhiều, nếu không sẽ làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ngoài ra, sau khi ăn thức ăn mặn, bạn nên nhanh chóng uống trà để lợi tiểu, bài tiết lượng muối dư thừa.
Khi cơ thể ra nhiều mồ hôi: Lao động thể lực quá sức và làm việc trong nhiệt độ cao, sẽ tiết ra lượng mồ hôi rất lớn, lúc này uống trà có thể nhanh chóng bổ sung lượng nước cho cơ thể, giảm nồng độ của máu và sự đau nhói của bắp thịt, từng bước loại trừ cảm giác mệt mỏi.

Những người làm việc thường xuyên trong môi trường bức xạ: Công nhân khai thác quặng, bác sĩ, y tá làm việc trong phòng chụp X-quang, người làm việc thường xuyên trước máy tính hay ngồi xem tivi trong một thời gian dài và những ai làm việc với máy photocopy nên uống trà. Vì những công việc trên ít nhiều tác dụng bức xạ, trà có tác dụng chống bức xạ nhất định, uống trà thường xuyên có lợi trong việc phòng hộ.

Những người làm việc khuya: Trong trà có caffeine, giúp cho đầu óc tỉnh táo, sẽ có lợi cho hoạt động tư duy, tăng cường trí nhớ, nâng cao hiệu quả công việc.

Tuy trà có rất nhiều công dụng nhưng không nên uống trà ngay trước hoặc sau bữa ăn

Người bị đái tháo đường: Triệu chứng của bệnh đái tháo đường là đường huyết quá cao, khát nước, mất sức. Uống trà có thể hạ đường huyết một cách hiệu quả, có tác dụng giải khát và tăng cường thể lực. Bệnh nhân thông thường nên uống trà xanh, lượng trà có thể tăng dần một ít và pha uống mấy lần trong một ngày.

Một số lưu ý khi uống trà:

– Không uống trà khi bị đói bởi rất dễ bị lạnh bụng.

– Trà thường được pha với nước nóng nhưng không phải là cực nóng. Nhiệt độ nước thích hợp để pha trà là 56oC.

– Cũng không nên pha trà với nước lạnh. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới một vài rắc rối cho cơ thể.

– Không uống nước trà đã pha lâu. Nếu uống nước trà đã để quá lâu sẽ bị ôxy hoá và nhiễm khuẩn.

– Không uống trà pha đi pha lại nhiều lần. Bởi lẽ các nguyên tố vi lượng trong trà sẽ gây hại cho sức khoẻ.

– Tránh uống trà trước và sau bữa ăn. Uống trà trước và sau bữa ăn có thể cản trở “quá trình làm việc” của dạ dày.

– Không uống thuốc với nước trà. Nước trà sẽ làm mất đi công hiệu của thuốc.

– Tránh uống nước trà trước khi đi ngủ. Bạn sẽ rất dễ bị mất ngủ hay ngủ không sâu.

Không nên uống nước trà đặc thường xuyên. Uống trà rất tốt cho sức khoẻ con người nhưng nếu thường xuyên uống nước trà đặc sẽ gây “phản tác dụng”. Uống trà đậm lâu ngày sẽ dẫn đến loãng xương khi về già. Vì hàm lượng caffeine trong trà có thể ngăn chặn sự hấp thu calcium và làm gia tăng lượng calcium bài tiết theo đường nước tiểu, như thế chất calcium sẽ bị mất đi trong xương mà còn không được bổ sung, dẫn đến bị loãng xương.

Theo VTC