Hôi nách: Nguyên nhân và cách điều trị
Hôi nách là hiện tượng ra mồ hôi có mùi nặng hơn bình thường. Đây không phải là bệnh nhưng lại gây phiền toái cho bản thân và những người xung quanh.
Nguyên nhân hôi nách
Có nhiều nguyên nhân khiến mùi hương khó chịu dưới cánh tay xuất hiện . Nhưng theo các nhà khoa học thì vi khuẩn chính là nguyên nhân hàng đầu. Khi cơ thể tiết mồ hôi để điều hoà thân nhiệt thì vùng da dưới cánh tay sẽ trở nên ẩm ướt, thêm vào đó do vị trí khá đặc biệt nên nhiệt độ ở nách khá ấm và ẩm.
Khu vực nách thường ẩm ướt , ấm áp và có vi khuẩn ! Khi cư ngụ ở đấy, thức ăn chính của lũ vi khuẩn là các chất bã được cơ thể bạn bài tiết theo các tuyến mồ hôi. Các vi khuẩn này sẽ tiết ra một loại chất tên là 3-methyl-2-hexenoic acid. Chính chất này đã tạo nên mùi hương khó chịu !
Một vài nguyên nhân khác cũng được đưa vào nghiên cứu như: các loại thức ăn (hành tây, thức ăn cay, thực phẩm chứa cafein…) cũng được coi là thủ phạm làm tăng thêm mùi hôi ở vùng này.
Điều trị hôi nách
Hôi nách không nguy hiểm nhưng điều trị lại rất khó khăn. Nếu hôi nách nhẹ chỉ cần thường xuyên giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là hai hố nách. Lau rửa hai hố nách bằng xà phòng hoặc nước chanh pha loãng 1-3% là được. Khi về già các tuyến mồ hôi lớn sẽ co hẹp hôi nách bớt dần rồi tự khỏi.
Giữ vệ sinh
Đây là bước cơ bản nhất và cũng là quan trọng nhất. Như đã nói, nguyên nhân chính của mùi hôi ở nách là do vi khuẩn mà ra. Thế nên, nếu bạn muốn sạch mùi thì phải diệt vi khuẩn trước . Thường xuyên tắm gội (nhất là mùa hè ) và làm vệ sinh dưới cánh tay để vi khuẩn không có chỗ cư ngụ !
Lăn khử mùi
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại mỹ phẩm khử mùi hôi nách với các tên thương mại DR. Paul, Deodorant… ở dạng phun hơi, sáp hay bi lăn… Công thức của loại này gồm có chật diệt vi khuẩn, chất làm giảm tiết mồ hôi (muối nhôm, acid tanic) và các hoạt chất bắt giữ mùi hôi. Chúng tác dụng với các chât có mùi hôi ở nách tạo thành một hợp chất không có mùi. Dùng phun xịt, hoặc lăn vào nách 2 lần/ ngày
Dùng thuốc thiên nhiên
Bạn có thể áp dụng một vài mẹo dân gian rất hữu hiệu này:
• Dùng dấm trắng pha ít sữa tắm/ xà phòng để vệ sinh nách khi tắm.
• Thoa ít nước cốt chanh lên nách sau khi tắm.
Dùng thuốc
Có thể xoa vào nách một trong các bột sau :
– Bột acid salicilic (a-xít sa-li-si-lic) hoặc bột carbonat calci (các-bo-nát-can-xi) hoặc hỗn hợp bột gồm acid salicylic 1g, acid boric (a-xít bo-ríc) 3g, tanin (ta-nanh) 3g, oxyd (ô-xít) kẽm 3g, và bột talc (tan) 30g.
– Có thể dùng phèn chua chưng lên trở thành dạng cục bột. Dùng tay bóp mịn hoặc nghiền thành bột mịn. Rửa sạch nách rồi bôi bột lên nách ngày 1-2 lần.
– Dùng hoạt thạch nghiền thành bột mịn, rửa sạch nách rồi bôi bột đó lên 1-2 lần/ngày. Sau vài ngày sẽ bớt hôi nách.
– Dùng dung dịch formain 2-3% hoặc dung dịch tanin 2-5% bôi lên nách có tác dụng ức chế mồ hôi và trừ mùi hôi khét. Nên hạn chế ăn tỏi.
Công nghệ y học
Đối với những bạn dị ứng với lăn khử mùi hoặc với muốn thật sự thoát khỏi mùi hương khó chịu thì có :
• Dùng Botox: nếu áp dụng phương pháp này, các bác sĩ tiêm một lượng Botox nhằm hạn chế việc tiết mồ hôi dưới cánh tay. Phương pháp này có mục đích là hạn chế mồ hôi tự khắc vùng da dưới cánh tay và sẽ ít vi khuẩn hơn.
• Tiêm Toxin botulinum A: tiêm ở lớp da vùng nách 1-2 lần/năm. Phương pháp này nhanh, đơn giản, hiệu quả và hợp với các ban sợ phải đụng “dao kéo”. Tuy nhiên bạn phải quay lai theo hẹn hàng năm để tiêm.
• Phẫu thuật: Phương pháp này chính là sự cắt bỏ tuyến mồ hôi dưới cách tay.