Các bệnh nấm da – Dermatomycoses
1.1. Tình hình
Nước ta ở vùng nhiệt đới thích hợp cho bệnh nấm da phát triển, nó đứng hàng thứ hai sau eczema (nhưng trong quân đội bệnh nấm da đứng hàng đầu).
1.2. Giới thiệu vài nét về vi nấm
+ Nấm là một loậi thực vật hạ đẳng, không có diệp lục tố nên không tổng hợp được chất hữu cơ, phải sống nhờ vào chất hữu cơ của sinh vật khác bằng cách hoại sinh hoặc bằng cách sống kỳ sinh vào vật chủ (pazazita).
+ Nấm mọc thành sợi, chia đốt bởi các vách ngăn có lỗ thủng để nguyên sinh chất lưu thông trong lòng sợi nấm. Nhiều sợi chằng chịt tạo thành hệ sợi nấm, khi già hình thành bào tử, thường có hình tròn, 2 vỏ, vỏ ngoài dày, có sức chống đỡ cao với điều kiện ngoại cảnh, nguyên sinh chất cô đặc dự trữ nhiều chất dinh dưỡng, như vậy bào tử chính là cơ quan lây truyền và bảo vệ nòi giống của nấm.
1.3. Phương thức lây truyền
Ngưòi ta bị bệnh nấm do các phương thức sau:
+ Nhiễm bào tử có trong thiên nhiên ở đất cát, không khí, cây cỏ mục nát…)
+ Người bệnh lây sang người lành (ngủ chung, dùng chung đồ), đây là véc tơ chính.
+ Súc vật (chó, mèo) bị bệnh lây cho người.
1.4. Điều kiện thuận lợi để mắc bệnh nấm
+ Nấm dễ phát triển ở pH 6,9-7,2 hơi kiềm do đó người ta hay bị bệnh nấm ở da ở nếp kẽ.
+ da bị xây sát, da khô, rối loạn cấu tạo lớp sừng.
+ Nhiệt độ 27-30oC
+ Vệ sinh thiếu sót, mặc áo lót quần chật.
+ Rối loạn nội tiết (candida), suy giảm miễn dịch, dùng kháng sinh lâu ngày, dùng thuốc ức chế miễn dịch.
1.5. Miễn dịch trong bệnh nấm da
+ Có thể địa dễ “bắt nấm” (liên quan yếu tố mồ hôi, tuyến bã, cấu tạo lớp sừng…)
+ Có miễn dịch nhưng tính kháng nguyên thấp và không đặc hiệu. Nên việc dùng kháng nguyên để chẩn đoán và phòng bệnh nấm da chưa có kết quả cao.
1.6. Cơ cấu bệnh nấm da
Theo Nguyễn Cảnh Cầu (1994), khám 5663 quân nhân có 2634 người bị bệnh ngoài da (chiếm 46,51%). Trong đó cơ cấu bệnh như sau:
+ Bệnh nấm da chiếm 37,31%.
+ Bệnh lang ben chiếm 14,12%.
+ Ghẻ: 13,17%.
+ Viêm da liên cầu 11,84%. Ecema 3,15%.
+ Các bệnh ngoài da khác 15, 86%.
1.7. Phân loại bệnh
Dựa vào tính chất và đặc điểm của nấm gây bệnh chia thành các loại sau:
– Nấm chỉ gây nhiễm lớp sừng (Keratomycoses)
+ Nấm lang ben.
+ Nấm vảy rồng.
+ Trứng tóc.
– Nấm da (Dermatomycoses).
+ Epidermophytie.
+ Trichophytie.
+ Microsporie.
– Các bệnh gây nên do nấm Candida.
– Các bệnh nấm hệ thống: gây tổn thương da,tổ chức dưới da, phủ tạng.
2. Một số bệnh nấm da thông thường
2.1. Nấm hắc lào
Gồm nấm bẹn, nấm da thường, (trừ nấm tóc, nấm kẽ, nấm móng). Bệnh thường bị vào mùa hè.
– Căn nguyên: gây nên do Epidermophyton, Trichophyton hoặc Microsporum.
– Vị trí: thường xảy ra ở các nếp kẽ lớn, thường ở nếp bẹn 2 bên, kẽ mông,thắt lưng, nách, nếp vú phụ nữ, thân mình, các chi, đôi khi xuất hiện ở cổ gáy, mặt.
– Tổn thương cơ bản: ban đầu khi nhiễm nấm trên da xuất hiện đám đỏ hình tròn như đồng xu đường kính 1-2 cm sau lan to ra, về sau các đám tổn thương liên kết thành mảng lớn bằng lòng bàn tay hay to hơn nữa, có hình đa cung.
– Tính chất: đám đỏ có bờ viền ranh giới rõ, bờ gồ cao trên mặt da, bờ có một số mụn nước nhỏ li ti, giữa đám tổn thương có xu hướng lành, hơi bong vảy da. Tổn thương phát triẻn li tam dần ra ngoại vi.
– Triệu chứng cơ năng: ngứa, đặc biệt khi nóng, ra mồ hôi thì rất ngứa khó chịu.
-Tiến triển: lành tính nhưng nếu không điều trị triệt để dễ trở thành nấm da mạn tính hay tái phát.
– Các thể lâm sàng:
+ Nấm da nhiễm khuẩn: do bệnh nhân gãi, tổn thương bị trợt dẫn đến nhiễm khuẩn phụ, xuất hiện một số mụn mủ trên đám tổn thương nấm.
+ Nấm da viêm da, eczema hoá: do bệnh nhân chà xát, gãi, hoặc bôi thuốc mạnh (axit, pin đèn, kiến khoang…) làm tổn thương trợt, rớm dịch, chảydịch, viêm lan toả, nề…
+ Nấm da mạn tính: bề mặt tổn thương thẫm màu, giới hạn tổn thương kém rõ rệt, chẩn đoán khó, có khi xét nghiệm nấm âm tính.
– Chẩn đoán cận lâm sàng:
Cần cạo vảy da từ tổn thương để xét nghiệm soi tìm sợi nấm hoặc đem nuôi cấy bệnh phẩm để xác định loài nấm.
– Chẩn đoán phân biệt: cần chẩn đoán phân biệt một số bệnh da sau:
+ Phong củ: vị trí hở, giới hạn rõ nhưng bờ là củ nhỏ, mất cảm giác, xét nghiêm nấm (-)
+ Vảy phấn hồng Gibert 1/2 trên, đám mẹ, đám con, đám có giới hạn, viền, vảy mỏng ở rìa đám.
+ Vảy nến: cộm đỏ, giới hạn rõ, nhiều vảy trắng + Nấm da mạn với eczema mạn cần chẩn đoấn phân biệt
3. Điều trị
3.1. Nguyên tắc
Phát hiện sớm, điều trị kịp thời để tránh lây lan trong đơn vị rồi mới điều trị.
Điều trị phải bôi đúng phác đồ, đủ thời gian, liên tục.
Điều trị nấm da 3-4 tuần, nấm móng 3-6 tháng.
– Tránh cạo da trước khi bôi thuốc, nếu không dẫn đến dị ứng và nhiễm khuẩn phụ.
– khi nấm lây truyền trong tập thể thì phải điều trị hàng loạt, điều trị đột kích
– Bôi thuốc đúng nồng dộ thích hợp.
– Kết hợp biện pháp VSPB, giặt luộc quần áo phơi nắng, lộn trái khi phơi.
-Tránh bôi các thuốc hại da như acid, pin đèn, kiến khoang, tránh thói quen mặc quần áo lót chặt, và không nên dùng đồ sợi nhân tạo.
– Điều trị bôi: Cồn BSI 1-3% hoặc cồn ASA 1-3% kết hợp với mỡ benzosali.
Đông y: dùng cồn là muồng trâu, lá chút chít, rễ cây bạch hạc 30- 50% điều trị nấm hắc lào có tác dụng.
3.2. Nấm kẽ chân
– Vị trí bệnh thường thấy xuất hiện ở kẽ ngón đặc biệt hay gặp ở kẽ ngón chân.
– Căn nguyên: do các loài Epidermophyton, Trichophyton gây nên. Bệnh hay gặp ở người lội nước, đi giầy tất bí hơi (nấu ăn, công nhân cầu phà, công binh hành quân dã ngoại, vận động viên bơi lội).
– Triệu chứng lâm sàng: tổn thương bắt đầu ở giữa kẽ ngón 3-4, (hay gặp nhất ở một số người có cấu tạo giải phẫu ngón 3-4 sít nhau) rồi dần dần lan sang kẽ ngón khác. Tổn thương ban đầu bợt trắng hơi bong vảy, nổi một số mụn nước, ngứa nhiều, gãi trợt da, có nền đỏ, có khi viêm nề, sưng tấy do nhiễm khuẩn thứ phát, khi đó bệnh nhân có thể sốt, hạch bẹn sưng. Nấm có thể lan lên mu bàn chân, xuống mặt dưới bàn chân, đoi khi có mụn nước sâu dạng tổ dỉa ở lòng bàn chân (dị ứng thứ phát).
Trường hợp do loài nấm Trichophyton thì tổn thương thường đỏ, róc da ở gót chân, rìa bàn chân, các kẽ chân, và có khi có mụn nước sâu hoặc có tổn thương ở móng, móng sẽ mủn trắng vàng…
Cần chú ý chẩn đoán phân biệt với các bệnh da khác: á sừng bàn chân, tổ đỉa thể khô, eczema tiếp xúc…
3.3. Nấm lang ben: (Pityriasis versicolor, Malassezia furfure)
– Căn nguyên: bệnh do nấm men pityrosporum ovale gây nên. Thường gặp ở người trẻ, thanh thiếu niên. Tổn thương thường bị ở 1/2 người phía trên như ở cổ, vai, ngực, lưng, cánh tay, có khi lan xuống đùi. Tổn thương ban đầu là các chấm, vết hình tròn đường kính 1-2 mm trông giống như bèo tấm, ăn khớp với lỗ chân lông, thường có màu trắng, hồng (nhất là khi đi nắng khi ra mồ hôi thì màu thường đậm hơn, đôi khi có màu nâu. Các thương tổn liên kết với nhau tạo thành các đám có hình vằn vèo, hình bản đồ, giới hạn rõ, khi cạo bong ít vảy cám (dấu hệu vỏ bào).
– Triệu chứng cơ năng: ngứa, nhất là khi nóng ra mồ hôi hay đi nắng về, ngứa râm ran.
– Tiến triển: hay tái phát do bào tử còn sót lại trong nang lông,ít lây lan.
– Cận lâm sàng: Để chẩn đoán xác định cần cạo vảy da xét nghiệm tìm đoạn sợi nấm hay tế bào nấm men.
– Chẩn đoán phân biệt: cần chẩn đoán phân biệt nấm lang ben với các bệnh da khác như: bạch biến, á sừng liên cầu dạng vảy phấn,vảy phấn hồng Gibert hay erythrasma
3.4. Nấm vẩy rồng
Bệnh Tokelau
– Căn nguyên: do nấm Trichophyton concentricum hay gặp ở miền núi như ở tây nguyên, Trường Sơn
– Triệu chứng lâm sàng: khi nhiễm nấm xuất hiện nhiều vảy da, vảy bám trên nền da bình thường, tổn thương da không viêm, không có mụn nước. Đám da tổn thương có hình tròn đồng tâm, xếp lên nhau như ngói lợp, vảy da mỏng như vỏ khoai tây, một bờ bám vào da, một bờ tự do bay lất phất, tổn thương thường xuất hiện ở lưng, ngực, bụng, cánh tay.
– Triệu chứng cơ năng: ngứa nhiều làm mất ngủ dẫn đến suy nhược thần kinh.
– Tiến triển: không bao giờ tự khỏi, mang tính địa phương, dễ lây lan trong gia đình, cần phải điều trị kịp thời.
– Chẩn đoán cận lâm sàng:cần xét nghiêm vảy da tìm sợi nấm
– Chẩn đoán phân biệt: cần chẩn doán phân biệt với bệnh da vảy cá.
Điều trị: tắm nước xà phòng cho bở vảy bôi cồn BSI 2% hoặc cồn ASA kết hợp bôi mỡ benzosali và uống Griseofulvin 0,25%x4 viên/ngày x 1 tháng, có thể uống Nizoral hoặc Sporal.
3.5. Nấm móng (Onychomycosis)
– Căn nguyên: thường do các loài trichophyton hoặc microsporum gây nên.
– Vị trí: thường xuất hiện ở móng tay và móng chân.
– Triệu chứng lâm sàng: bị một móng sau lan dần ra các móng khác (hàng tháng). Thường bị bắt đầu ở bờ tự do của móng hoặc ở gốc móng ra, khi có đám nấm ở mu bàn tay lan xuống. Tổn thương ban đầu thường có điểm trắng, móng mất độ bóng, điểm trắng đục hoặc hơi vàng to dần, móng trắng mủn hoặc màu vàng mủn ra như ruột sậy. Móng dần dần bị ăn vẹt, xù xì biến dạng, đôi khi tách khỏi nền móng.
– Chẩn đoán cận lâm sàng: cần cạo vảy móng đem soi tìm sợi nấm hay bào tử đốt.
– Chẩn đoán phân biệt: cần phân biệt với bệnh vảy nến móng, các móng cùng bị một lúc và trên da cũng có tổn thương, vảy nến móng xét nghiệm nấm âm tính. Các bệnh móng khác: viêm quanh móng do vi khuẩn, hoặc bệnh móng do nấm men Candida ( bệnh này thường gây viêm ở quanh chân móng, đôi khi có dịch mủ).
Điều trị bảo tồn: khi tổn thương mới ít móng, vẹt ít (1/3 móng) thì tiến hành như sau: Ngâm móng vào nước ấm 40- 50oC, cạo gọt phần mủn đến khi đau rớm máu thì thôi sau đó chấm cồn iốt 10 %, mỡ arievich, hoặc bôi kem Nizoral kết hợp với uống thuốc chống nấm như gricin, sporal. Khi toàn bộ móng nhiễm nấm thì bóc móng bằng phẫu thuật (nhanh gọn nhưng đau, chảy máu, tai biến do phẫu thuật có thể xảy ra, sót sơi nấm lại tái phát) đắp dung dịch ureplast trước 3 ngày rồi bóc không đau, không chảy máu, kết hợp bôi thuốc tại chỗ và uống thuốc chống nấm.
+ Uống thuốc: Tháng I Gricin 4 viên/ngày.
Tháng II cách nhật.
Tháng II: tuần 2 lần
Tổng liều 220 viên.
+ Điều trị nấm móng bằng Spozal Ngày uống 2 viên Spozal 0,1 g x 2 lần/ngày, uống liên tục 7 ngày sau nghỉ 3 tuần uống lặp lại như trên. Nấm móng tay uống 2-3 đợt, nấm móng chân uống 3 hoặc 4 đợt.
Chú ý: không nên dùng thuốc chống nấm với người có bệnh gan, thận, phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 6 tuổi.
2.6 Nấm tóc
2.6.1. Bệnh trứng tóc (hay còn gọi là bệnh tóc hột)
Căn nguyên do các loài nấm piedra alba gây trứng tóc trắng, và piedra nigra gây trứng tóc đen. Ở Việt Nam thường gặp loại piedra nigra chủ yếu gây tổn thương ở tóc. Điều kiện thuận lợi để nấm gây bệnh khi để tóc ẩm, như gội đầu ban dêm, đội mũ ngay sau khi gội đầu, hay gặp ở nữ nhiều hơn nam, lây truyền khi dùng chung mũ lược. Khi nhiễm nấm thì dọc theo thân tóc có các hạt nhỏ bằng hạt vừng màu đen bám chặt vào thân tóc. Các hạt nhỏ chính là sợi nấm và bào tử đốt tạo nên rất cứng và chắc làm gãy thân tóc. Nấm lan từ sợi tóc này sang sợi tóc khác.
– Triệu chứng cơ năng: không ngứa nhưng làm người bệnh khó chịu.
– Chẩn đoán cận lâm sàng: cho sợi tóc vào lam kính có KOH 20% soi kính hiển vi tìm bào tử nấm và sợi nấm.
– Điều trị:
+ Trứng tóc: gội đầu xà phòng nước ấm,chải mỡ benzosali, hoặc gội đầu xà phòng Sastid, Nizorral hay Kelog.
2.6.2. Nấm tóc do microsporum hoặc trichophyton
Trên da đầu có các đám đỏ, hình tròn, hình ô van, hay hình rắn bò bong vảy ranh giới rõ, tóc bị phạt gãy cách da đầu 1 vài mm, có khi chỉ còn chấm đen, chân tóc có thể có bự trắng như nhúng trong bột, hay còn gọi chân tóc “đi bít tất” vẩy da thường có màu trắng hay màu trắng xám. Triệu chứng cơ năng: rất ngứa. Bệnh có thể lây từ chó mèo sang người. Thể thâm nhiễm mưng mủ: bị vùng đầu, có các ổ mủ ở nang lông (áp xe nang lông) liên kết thành 1-2 đám viêm mạnh, giới hạn rõ, trên mặt đầy vảy mủ, cạy các vảy ra có các hố lõm có mủ màu vàng, mủ rất hôi, trông giống tổ ong, tóc bị trụi (Kerion de celse).
Chẩn đoán cận lâm sàng: xét nghiệm cạo vảy da hoặc nhỏ chân tóc đem soi tìm sợi nấm.
Chẩn doán phân biệt: trên lâm sàng cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau:
– Rụng tóc pelade.
– Rụng tóc da dầu.
– Viêm chân tóc.
– Chốc do liên cầu.
+ Điều trị: nấm tóc do Trichophyton, Microsporum thì nhổ sợi tóc bệnh, chấm cồn iốt 2%, bôi thuốc màu và uống Grisefoulvin 1g/ngày x 1 tháng, có thể bôi kem Nizoral, Lamisil,Tróyd hoặc uống Nizoral hay Sporal.
4. Điều trị và phòng bệnh nấm da
4.1. Nguyên tắc
Phát hiện sớm, điều trị kịp thời để tránh lây lan trong đơn vị rồi mới điều trị. Điều trị phải bôi đúng phác đồ, đủ thời gian, liên tục. Điều trị nấm da 3-4 tuần, nấm móng 3-6 tháng.
-Tránh cạo da trước khi bôi thuốc, nếu không dẫn đến dị ứng và nhiễm khuẩn phụ.
– khi nấm lây truyền trong tập thể thì phải điều trị hàng loạt, điều trị đột kích
– Bôi thuốc đúng nồng dộ thích hợp.
– Kết hợp biện pháp VSPB, giặt luộc quần áo phơi nắng, lộn trái khi phơi.
– Tránh bôi các thuốc hại da như acid, pin đèn, kiến khoang, tránh thói quen mặc quần áo lót chặt, và không nên dùng đồ sợi nhân tạo.
4.2. Điều trị cụ thể
Phác dồ điều trị cục quân y:
+ Tuần 1: cồn BSI 2% bôi sáng, chiều, một lần
+ Tuần 2: sáng bôi BSI 2%, chiều bôi mỡ benzosali
+ Tuần 3: mỡ benzosali bôi ngày một lần cho đến khi khỏi, mịn da.
Trường hợp nấm diện rộng, mắc nhiều năm, tái phát nhiều lần, hay do Trichophyton rubrum thì cho uống kháng sinh chống nấm: Griseofulvin 0,25g x 4 viên/ngày x 1 tháng, kết hợp với bôi thuốc như trên.
4.3. Phòng bệnh
– Phát hiện sớm, điều trị kịp thời để tránh lây lan trong đơn vị nhiều rồi mới điều trị.
– Tuyên truyền VSPB, nhắc nhở nếp sống vệ sinh, giữ khô các nếp kẽ, tránh mặc quần áo lót chặt…bằng ni lon, cần cắt móng móng tay, cắt tóc ngắn, giữ khô các nếp kẽ sau khi tắm. Rắc bột phòng nấm, tẩm chất chống nấm vào quần áo….
Theo YHVN