Viêm âm đạo: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm âm đạo là bệnh phổ biến và rất hay gặp đối với phụ nữ, nhất là những phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Tình trạng bệnh có thể nhẹ, có thể tự chẩn đoán, tự điều trị, tự khỏi nhưng cũng có thể nặng, có thể có những biến chứng xấu nhưung thưtử cung, vô sinh…

Tần xuất của viêm âm đạo không rõ, có thể do đây là tình trạng bệnh nhẹ, có thể tự chẩn đoán và tự điều trị, nên đã có một số đáng kể trường hợp không được ghi nhận.
Trong các nguyên nhân, viêm âm đạo do nấm men Candida (albican hay non-albican), trùng roi Trichomonas vaginalis và tạp trùng (bacterial vaginosis) là nguyên nhân thường gặp nhất, có thể đạt 90% các trường hợp viêm âm đạo.
Hàng năm, có khoảng 40-50% phụ nữ trong tuổi sinh sản bị viêm âm đạo do tạp trùng, trung bình 75% phụ nữ đã từng bị viêm âm đạo do nấm men trong đời (40-50% trong đó có bị tái phát 2-3 lần). Riêng nguyên nhân trùng roi chiếm 10-25% các trường hợp viêm âm đạo. Hàng năm, có khoảng 180 triệu phụ nữ trên thế giới có thể bị nhiễm trùng roi. Trùng roi còn được xem là một tác nhân lây bệnh qua đường tình dục, là phương tiện lây truyền các bệnh STD khác, cũng như gia tăng khả năng nhiễm HIV.

I.Nguyên nhân gây bệnh:

Viêm âm đạo xảy ra khi vi trùng thường trú âm đạo bị biến đổi do tác nhân bên ngoài đưa vào (nhiễm vi sinh từ ngoài) hay do thay đổi môi trường âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh hoạt động. Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo: vi sinh, ký sinh trùng, dị vật hay rối loạn cân bằng nội tiết sinh dục. Viêm do tác nhân vi sinh bao gồm nấm men Candida (albican hay non-albican), nguyên sinh động vật Trichomonas vaginalis và tạp trùng (Bacterial vginosis) là nguyên nhân thường gặp nhất.

Chlamydia vaginitis cũng là nguyên nhân có thể gây viêm âm đạo. Bệnh quan trọng ở chỗ đa số bệnh nhân không có triệu chứng hay triệu chứng có thể bị bỏ qua (huyết trắng nhiều nhưng không thường xuyên, có thể rong huyết ít, đặc biệt sau giao hợp và đau vùng hạ vị). Nhóm nguy cơ là những người có nhiều bạn tình. Bệnh có thể tiến tới viêm nhiễm sinh dục trên và đưa đến viêm dính vùng chậu gây ra tình trạng đau vùng chậu mãn tính và tắc vòi trứng.

Viêm âm đạo cũng có thể do các nhóm tác nhân gây bệnh lây qua đường tình dục như HSV, HPV, lậu, giang mai… Thường nhóm này sẽ gây những sang thương đặc hiệu trên vùng sinh dục, triệu chứng viêm âm đạo có thể điển hình hay không điển hình.

Có một số tình trạng đặc biệt là điều kiện thuận lợi cho viêm âm đạo xảy ra :

  • Sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài
  • Tiểu đường không kiểm soát được
  • Suy giảm miễn dịch, rối loạn miễn dịch
  • Thụt rửa âm đạo hay thuốc đặt âm đạo lâu dài
  • Sử dụng nội tiết (thuốc ngừa thai, bệnh lý tuyến giáp, corticoids)
  • Thai kỳ
  • Dụng cụ tránh thai

II. Triệu chứng bệnh:

Lâm sàng :

  • Dịch tiết âm đạo: không còn là dịch tiết sinh lý (trong, nhày, không mùi, không gây khó chịu)
  • Kích ứng âm đạo (ngứa, cảm giác nóng rát)
  • Đau khi giao hợp
  • Đau khi đi tiểu
  • Xuất huyết âm đạo nhẹ (±)
  • Có thể kèm triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng tiểu dưới

Độ pH âm đạo thay đổi

Cận lâm sàng :

  • Soi tươi huyết trắng: huyết trắng được hòa tan trong dung dịch nước muối đẳng trương và soi tươi trên lam kính để khảo sát tế bào bề mặt âm đạo, bạch cầu, vi khuẩn (hình dạng và số lượng).
  • Tế bào clue cell: là các tế bào bề mặt niêm mạc âm đạo bị bám đầy bởi các vi khuẩn (hình ảnh tế bào có bờ viền bị xóa nhòa bởi các vi khuẩn, khác với hình ảnh tế bào bị dơ).
  • Test amin (whiff test): dung dịch huyết trắng bốc mùi cá chết sau khi nhỏ KOH 10% vào.
  • Nuôi cấy mẫu huyết trắng để phân lập và định danh nhóm vi trùng: đắt tiền và đòi hỏi thời gian, không phổ thông trong điều trị viêm nhiễm âm đạo thông thường, tuy có độ chính xác cao.
Giá trị của soi tươi huyết trắng trong chẩn đoán Độ nhạy Độ đặc hiệu
Nhiễm nấm 35-45 99
Nhiễm trichomonas 38-82 100
Nhiễm tạp trùng 81 94

Do các triệu chứng cơnăng và thực thể thường không đặc hiệu cho từng nguyên nhân, nếu thiếu điều kiện xét nghiệm, việc định nguyên nhân có thể khó khăn. Ngoài ra, khoảng 1/3 trường hợp viêm âm đạo hoàn toàn không có triệu chứng, thường được phát hiện qua việc khám kiểm tra định kỳ và xét nghiệm cận lâm sàng.

III. Phân loại bệnh:

VIÊM ÂM ĐẠO THEO TÁC NHÂN

  • Không do vi sinh: do dị vật đường sinh dục, do phản ứng dị ứng, do tiếp xúc băng vệ sinh hay quần áo, hoặc các hóa chất (chất tẩy rửa, xà bông, khử mùi, dầu thơm).
  • Do vi sinh: do nấm (Candida albican hay non-albican), nguyên sinh động vật (Trichomonas vaginalis), tạp trùng (baterial vaginosis), virus (HPV, HSV), do các vi khuẩn hay virus các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Candida, Trichomonas và tạp trùng là 3 nguyên nhân thường gặp nhất.

VIÊM ÂM ĐẠO THEO ĐỘ TUỔI

Tuổi chưa dậy thì: có thể do nhiễm trùng vi sinh, cũng có khi do dị vật hay nhiễm giun sán từ đường tiêu hóa. Nguyên nhân lạm dụng tình dục cũng nên được nhớ đến. Cũng nên xem xét đến các nguyên nhân ác tính.

Triệu chứng lâm sàng ở nhóm tuổi này cũng tương tự như ở độ tuổi sinh sản.

Tuổi sinh sản: đa số do các tác nhân vi sinh, đặc biệt là STDs.

Tuổi mãn kinh: đa số do tình trạng thiểu dưỡng của niêm mạc âm đạo. Khi mãn kinh, do sự sụt giảm estrogen, lớp tế bào bề mặt âm đạo sẽ không phát triển đầy đủ, cũng như không đủ lớp glycogen bề mặt dẫn đến thiếu hụt nhóm khuẩn Lactobacili. Niêm mạc âm đạo trở nên yếu ớt trong một môi trường âm đạo không đủ độ acid như thông thường sẽ là điều kiện thuận lợi cho viêm nhiễm âm đạo phát triển.

Biến chứng của viêm âm đạo:

Tái phát: khi tình trạng viêm âm đạo lập lại hơn 4 lần trong một năm. Cần xem rõ đây là bệnh cũ tái phát hay là tái nhiễm; có nghĩa là sẽtìm và điều trịcác yếu tốthuận lợi sinh bệnh hay là đặt vấn đềđiều trịngười bạn tình, sửdụng các biện pháp hàng rào nhằm chống các bệnh lây qua đường tình dục.

Di chứng: khi viêm âm đạo lây lan đến lớp tế bào tuyến cổ trong cổ tử cung, có khả năng sẽ lây lan đến lớp niêm mạc tử cung và vòi trứng, có khả năng gây viêm nhiễm vùng chậu và tắc vòi trứng gây vô sinh.

IV.Cách điều trị :

Nguyên tc điu tr:

  • Loại trừ các bệnh lý cũng như nguy cơ STDs nhằm có biện pháp điều trị hữu hiệu, tránh lây lan và di chứng đến khả năng sinh sản.
  • Khảo sát kết hợp niệu – sinh dục để có chẩn đoán đầy đủ và chính xác, đồng thời điều trị toàn diện và hiệu quả.
  • Lưu ý tìm tình trạng viêm nhiễm sinh dục trên (tình trạng viêm cổ tử cung, đau hạ vị, đau phần phụ).

Sử dụng thuốc: tùy theo nguyên nhân

Metronidazole hay clindamycin, tại chỗ hay đường uống là chọn lựa cho viêm âm đạo do tạp trùng (Clindamycin có ảnh hưởng đến Lactobacili trong khi metronidazole không có). Đối với trichomonas, liều dài hạn hay ngắn hạn của metronidazole đều có hiệu quả tương đương (RR 1,12 CI95% 0,58-2,16) (12). Với nguyên nhân nấm men, nhóm azole tỏ ra có hiệu quả hơn nhóm nystatin, đường tại chỗ thường được sử dụng hơn. Các nhóm STDs khác tùy theo nguyên nhân sẽ có điều trị đặc hiệu. Trong thai kỳ, không khuyến cáo sử dụng nhóm azoles đường uống; nhóm Metronidazole tuy chưa có bằng chứng gây quái thai, vẫn khuyên nên sử dụng sau 20 tuần thai, có thể uống hay đặt âm đạo.

Vấn đề kháng thuốc:

Tình trạng thuốc đặt âm đạo được xem như thuốc OTC, cho phép mua và sử dụng dễ dàng đã tạo thuận lợi cho bệnh nhân trong điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này cũng đưa đến tình trạng kháng thuốc, đặc biệt đối với nhóm nấm men gây bệnh. Mặt khác, cách thức điều trị ngắn hạn (một liều duy nhất hay liều ngắn ngày) cũng góp phần gia tăng nhóm kháng thuốc nếu điều trị không đúng nguyên nhân hay không đầy đủ. Điều trị với liều ngắn hạn không được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp viêm âm đạo do nấm có biến chứng.

Điều trị viêm đạo do thiểu dưỡng ở người mãn kinh: bổ sung estrogen bằng đường toàn thân hay tại chỗ có hiệu quả đáng kể. Nếu như đường tại chỗ giúp giảm triệu chứng nhanh chóng thì đường toàn thân sau đó sẽ ngăn ngừa tái phát. Trong trường hợp chống chỉ định đường toàn thân, có thể sử dụng lâu dài estrogen tại chỗ.

Vai trò Lactobacili  trong điều trị viêm âm đạo:rõ ràng khi lactobacili sụt giảm, tình trạng viêm âm đạo sẽ dễ xảy ra; cũng như khi có viêm âm đạo, thường sẽ có thay đổi lactobacili bất kể nguyên nhân gây viêm âm đạo. Khuynh hướng điều trị viêm âm đạo thường cố gắng tạo môi trường thuận lợi cho lactobacili phát triển.

Cách phòng tránh viêm nhiễm âm hộ- âm đạo

– Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, trước và sau khi quan hệ tình dục.

– Giữ cho vùng kín càng khô ráo càng tốt. Tránh mặc quần áo chật, quần ẩm ướt, không nên mặc đồ lót bó sát ngăn da tiếp xúc với không khí gây rối loạn tuần hoàn máu, thay quần lót thường xuyên.

– Không thụt rửa âm đạo khi không có chỉ dẫn của thầy thuốc, vì việc thụt rửa dễ ảnh hưởng tới độ pH, cân bằng sinh lý âm đạo.

– Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín. Khi sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ cần chọn lựa sản phẩm phù hợp, không nên sử dụng thường xuyên những dung dịch sát khuẩn mạnh, tránh làm xáo trộn môi trường tự nhiên của âm đạo.

– Không dùng nước bẩn có nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch để tắm rửa vệ sinh.

– Nên đi khám phụ khoa định kỳ hàng năm. Khi đã mắc bệnh phải đi khám phụ khoa ngay để xác định nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.