Cháo nấu cho trẻ:Càng cẩn thận càng mất nhiều dinh dưỡng
20-09-2009 |
3,463 views
Để nấu cho con nồi cháo dinh dưỡng trong thời kỳ ăn bổ sung (ăn dặm), các bà mẹ thường đổ ra rất nhiều công sức, thời gian để chế biến. Tuy nhiên, đôi khi trong quá trình chế biến, có thể vô tình bạn làm hao hụt đi nhiều nguyên liệu bổ dưỡng và vi chất trong món cháo nấu cho con.
Không đáp ứng biểu đồ tăng trưởng
Nhiều bà mẹ băn khoăn không hiểu vì sao trong giai đoạn bú mẹ, con mình phát triển thể chất rất tốt nhưng sang đến giai đoạn ăn bổ sung thì bé có phần còi cọc, mặc dù họ đã chăm con rất kỹ, thực đơn hàng ngày luôn đầy đủ thịt cá, rau củ quả…
Theo một kết quả khảo sát gần đây về chế độ ăn uống của 330 trẻ em Việt Nam từ dưới 12 tháng tuổi ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM, khẩu phần ăn của đa số những trẻ này không cung cấp đủ (so với nhu cầu khuyến cáo của Bộ Y tế 2004) các vi chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, kẽm và vitamin A. Cụ thể là thiếu sắt từ 13% – 18%, thiếu vitamin A từ 2,5% – 7,5%, thiếu kẽm từ 3% – 10%.
Ảnh minh họa.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Một trong số đó chính là trong quá trình chế biến các bà mẹ đã vô tình làm hao hụt đi nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là chất đạm, béo, vitamin, khoáng chất… khiến trẻ tuy “có vẻ” ăn đủ thịt cá, rau củ nhưng lại vẫn không đáp ứng đủ cho nhu cầu cơ thể trong giai đoạn phát triển này. Cùng với đó, vì lo ngại rau củ quả không sạch, dễ nhiễm phải các chất hóa học, thuốc trừ sâu… nên khi chế biến các bà mẹ ra sức rửa thật sạch, thật nhiều nước.
Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm dinh dưỡng TP HCM cho hay, quá trình cắt gọt, ngâm rửa, nấu với nhiệt độ cao trong thời gian kéo dài (với mong muốn mọi thứ chín thật kỹ, nhuyễn nhừ cho trẻ) làm tiêu tốn không ít vi chất, đặc biệt trong trường hợp người mẹ còn cắt nhỏ rau củ quả rồi mới mang đi rửa hay cho các loại củ quả vào nồi khi nước chưa sôi, mở nắp trong khi nấu… Do đó, một bát cháo khi đến miệng trẻ thì đã hao hụt quá nhiều các vi chất cần thiết.
Cần bổ sung đầy đủ vi chất cho trẻ
Theo PGS.TS Lê Thị Thu, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Khi cho trẻ ăn bổ sung, các bà mẹ cần chú ý cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới. Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị trẻ. Khi chế biến thức ăn phải đảm bảo thức ăn mềm dễ nhai và dễ nuốt.
Trong điều kiện người mẹ thiếu thời gian và tự nhận thấy việc chế biến thức ăn cho con không đảm bảo giữ được các chất dinh dưỡng thì theo bác sĩ Yến Thủy, có một giải pháp là chọn bột ăn dặm của các nhãn hàng nổi tiếng, uy tín trong nước; giúp bà mẹ giải quyết được “bài toán” đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho con, không còn lo ngại loại thịt này đã được kiểm định chưa, có sử dụng chất bảo quản nào, hay loại rau củ kia có thuốc trừ sâu không… Được sản xuất theo tiêu chuẩn khắt khe, đảm bảo nguồn nguyên liệu an toàn, tuyệt đối cho trẻ, các nhãn hiệu bột ăn dặm uy tín hiện nay như Ridielac Alpha đã được bổ sung 17 các vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ. Cùng đó, là sự đa dạng về mùi vị như thịt bò – rau củ, thịt heo – rau củ, tôm – ngũ cốc… có thể thay đổi linh động để trẻ luôn có được cảm giác thèm ăn.
“Việc nhà sản xuất hướng dẫn pha bột với nước ấm khoảng 50 – 60 độ C cũng giúp các bà mẹ yên tâm vì không sợ mất đi các vitamin và khoáng chất quan trọng cho giai đoạn phát triển của trẻ” – bác sĩ Thủy nói. Tuy nhiên, bác sĩ Thủy cũng lưu ý nếu chỉ ăn hoàn toàn thức ăn đóng hộp liên tục trong vòng vài tháng mà không tập ăn thức ăn khác thì bé sẽ quen thức ăn cũ và khó tập thức ăn mới.
Hạ Lan