Những dấu hiệu ốm nghén nguy hiểm
Ốm nghén với những biểu hiện thường gặp nhất là buồn nôn và nôn trong thai kỳ, là một phần bình thường của thai kỳ và không có nguy cơ ảnh hưởng đến em bé. Nhưng cũng có trường hợp, ốm nghén lại dễ nhầm với các bệnh khác.
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, rất nhiều phụ nữ gặp phải các triệu chứng như nôn, buồn nôn gọi là ốm nghén. Thông thường cứ 10 chị em thì có 3 chị em gặp những triệu chứng như vậy. Ốm nghén thường biến mất sau 3 tháng đầu của thai kỳ, nhưng khoảng 1 trong 10 phụ nữ tiếp tục nghén cho đến tuần thứ 20 của thai kì.
Nguyên nhân gây ra ốm nghén?
Nguyên nhân chính xác của ốm nghén là không rõ, nhưng sau nhiều nghiên cứu và theo nhiều kinh nghiệm thì có một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng ốm nghén như sau:
◦ Oestrogen tăng: Một sự gia tăng các hormone giới tính nữ có thể gây ra buồn nôn và nôn mửa ngắn hạn. Mức oestrogen tăng cao nhất trong 3 tháng đầu của thai kỳ, khi có các triệu chứng ốm nghén phổ biến nhất.
◦ Thiếu hụt dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống thiếu vitamin B6 cũng đã được coi là một nguyên nhân có khả năng dẫn đến ốm nghén. Vì vậy, khi mang thai, chị em nên bổ sung vitamin B6 để tránh những triệu chứng của thai nghén. Các loại thực phẩm có chứa vitamin này bao gồm bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, sữa và đậu phộng.
◦ Nhạy cảm với các mùi: Một số phụ nữ trong thời gian đầu khi mang thai thường có những phản ứng mạnh mẽ với một số mùi nhất định, một số trong đó tự động kích hoạt một phản xạ dẫn đến buồn nôn hoặc nôn.
◦ Vấn đề tiêu hóa: Một số nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ có một loại vi khuẩn dạ dày gọi là Helicobacter pylori có thể sẽ cảm thấy buồn nôn và ói mửa hoặc nghiêm trọng, lâu dài hoặc trong thời gian ngắn. Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, cơ thể sản xuất progesterone để bảo vệ tử cung. Mức tăng của hormone này cũng gây ra giảm sự di chuyển trong thực quản, ruột và dạ dày, dẫn đến buồn nôn.
Các yếu tố nào có thể chỉ ra nguy cơ ốm nghén?
Không có cách nào chắc chắn để biết một người phụ nữ khi mang thai có ốm nghén hay không. Nhưng chị em có thể tham khảo một vài yếu tố nguy cơ sau đây:
◦ Nếu người mẹ còn trẻ
◦ Nếu đó là lần mang thai đầu tiên
◦ Nếu thai nhi là nữ
◦ Hay bị say tàu xe
◦ Đã từng sử dụng biện pháp tránh thai estrogen và trải qua những cơn buồn nôn
◦ Đa thai, chẳng hạn như cặp song sinh
◦ Căng thẳng
◦ Béo phì
Cách nào làm giảm ốm nghén?
Trong hầu hết các trường hợp, ốm nghén được điều trị bằng cách làm thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, có thể bao gồm:
◦ Nghỉ ngơi nhiều hơn
◦ Uống ít nước và uống thường xuyên hơn
◦ Ăn bữa ăn nhỏ, thường xuyên hơn với lượng carbohydrate cao và ít chất béo
◦ Ăn nguội tốt hơn là ăn nóng (để giảm thiểu mùi)
◦ Mặc quần áo thoải mái
◦ Ăn thêm gừng
Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê toa thuốc để giảm buồn nôn và nôn mửa.
Những dấu hiệu ốm nghén nguy hiểm
Đôi khi ốm nghén có thể nhầm lẫn với một số bệnh cơ bản nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm ruột thừa. Điều quan trọng là ngay khi có các triệu chứng sau đây phát sinh, chị em nên tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ:
◦ Nước tiểu rất sậm màu hoặc không đi tiểu trong hơn tám giờ
◦ Sốt
◦ Nôn ra máu
◦ Đau bụng
◦ Rất mệt
◦ Tim đập nhanh
◦ Không có khả năng để giữ cho nước trong 24 giờ.
Mang thai là chuyện quan trọng, nhưng đừng vì nghĩ ốm nghén là chuyện bình thường mà bỏ qua những triệu chứng có thể nguy hiểm cho sức khỏe. Dù là buồn nôn hay có nôn mửa hay không đi nữa thì cũng nên bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể trong thời gian này để cả mẹ cả con cùng khỏe mạnh.
Nguồn: Afamily.vn