Mang thai – Tuần thứ 29
Bé lớn lên mỗi ngày và bám chắc hơn vào tử cung của mẹ. Hầu hết các bé sẽ tăng khoảng 250g trong tuần tuổi này, tổng cộng cân nặng của bé hiện giờ là khoảng 1.82kg. Trong khi đó, bầu vú mẹ đang rỉ một chút sữa non, những sọc (gân) hồng, tía, nâu bắt đầu xuất hiện và lan rộng khắp bụng mẹ và những cơn táo bón khiến mẹ khó chịu, hãy cố gắng mẹ nhé!
Nhật ký bé trong bụng mẹ – Tuần thứ 29
Ngày thứ 197: Hầu hết các bé sẽ tăng khoảng 250g trong tuần tuổi này, tổng cộng cân nặng của bé hiện giờ là khoảng 1.82kg.
Mẹ làm cho bé: Cần lưu tâm đến những khóa hồi phục đột quỵ (hồi sinh tim phổi – CPR) cho trẻ sơ sinh, hiểu biết về các phương pháp cấp cứu này sẽ giúp chăm sóc bé tốt hơn. Bố bé cũng cần biết cách thức này giống như mẹ để có thể ứng cứu những tình huống phát sinh.
Ngày thứ 198: Phổi và bộ máy tiêu hóa vẫn đang phát triển, riêng những bộ phận lâu nay ngủ yên trong cơ thể bé đến hiện tại, hầu hết đã đi vào hoạt động.
Mẹ làm cho bé: Đó là lý do mà mẹ cần phải tăng cường thêm nguồn năng lượng cơ thể. Tuy nhiên hãy kiềm chế sự hấp dẫn của cà phê, trà thảo dược và một vài thức uống chứa hóa chất vì chúng có thể gây hại cho bé. Nếu có dùng cà phê thì chỉ nên tiêu thụ dưới 300mg cafein một ngày. Những thức uống này đều có thể khiến thai nhi bị nhẹ cân.
Hình ảnh thai nhi ở tuần thứ 29 – Ảnh: Babycenter
Ngày thứ 199: Tròng mắt bé đã xuất hiện một chút xíu màu sắc.
Mẹ làm cho bé: Nếu bé là người da trắng, thông thường tròng mắt bé sẽ có màu xám khi ở trong bụng mẹ, sau đó màu sắc có thể thay đổi cho đến tháng thứ 9. Màu da sậm hơn thì màu mắt bé sẽ nâu hơn.
Ngày thứ 200: Bé rất hiếu động và lanh lợi, thức rồi ngủ suốt ngày. Bấy giờ, bé chỉ thức dậy, mở mắt trong vài giây thôi.
Mẹ làm cho bé: Mẹ nên đắp một chiếc chăn mỏng nhẹ để giúp bé ngủ ngon hơn, đây cũng là cách để bé cảm thấy an toàn và ấm áp trong tử cung của mẹ, cũng là cách tránh bớt những va chạm và cơn giật mình cho bé.
Ngày thứ 201: Bé lớn lên mỗi ngày và bám chắc hơn vào tử cung của mẹ.
Mẹ làm cho bé: Làn da bé rất mong manh và nhạy cảm nên mẹ phải biết cách giặt giũ một cách thông minh để vừa tránh bệnh hậu sản cho mình vừa bảo vệ làn da bé sau khi bé chào đời.
Ngày thứ 202: Nếu mẹ mang song thai, hai bé sẽ chiếm hết cả không gian trong bụng và khá chật chội, và như thế tốc độ tăng trưởng của hai bé sẽ chậm lại bởi vì nhau thai không thể dài hơn thêm nữa, đó là lý do bé bắt đầu cạnh tranh nguồn dinh dưỡng với nhau.
Mẹ làm cho bé: Trung bình hầu hết những thai phụ mang song thai đến cuối những tuần 36 thì thai đôi sẽ có khả năng sống sót cao. Mẹ cần bổ sung một số loại thuốc men hỗ trợ trong đó có hormone steroid vỏ thượng thận, nó sẽ giúp cung cấp và dự phòng nguy cơ sinh non và thai chết lưu trong bụng mẹ. Một số loại thuốc khác sẽ giúp phổi, thanh quản phát triển tốt hơn khi bé chào đời.
Ngày thứ 203: Bé đã có thể xoay đầu và nhìn ngắm được xung quanh.
Mẹ làm cho bé: Hãy nghĩ đến việc trang trí căn phòng cho bé ngay từ bây giờ. Trang trí giấy dán tường với những màu xinh xắn, đáng yêu dành cho con trẻ trong suốt thời thơ ấu, ví dụ rèm cửa hình những chú thỏ chẳng hạn…
Nhật ký mẹ mang thai – Tuần thứ 29
Ngày thứ 197: Đây là khoảng thời gian mà bè bạn, đồng nghiệp và người thân đều rất quan tâm và ủng hộ mẹ.
Mẹ làm cho mẹ: Mẹ nên nhớ tổ chức những dịp kỷ niệm đặc biệt như thời kỳ mang thai hoặc quá trình trưởng thành của bé, đặc biệt là những năm đầu đời. Nó trở thành một thứ gia vị tinh thần lớn lao cho bé như lễ rửa tội (nếu gia đình bạn theo đạo Công giáo), lễ đầy tháng, thôi nôi… Mẹ sẽ có thêm những cuốn sách chăm sóc trẻ từ bè bạn
Ngày thứ 198: Bầu vú của mẹ có thể bị rỉ sữa non để chuẩn bị quá trình cho con bú. Nhưng nếu ko rỉ sữa thì mẹ cũng đừng quá lo lắng vì đó cũng chưa phải là dấu hiệu của việc không thể nuôi con bằng sữa mẹ.
Mẹ làm cho mẹ: Hãy hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa hoặc chuyên viên tư vấn nếu việc tiết sữa quá nhiều.
Ngày thứ 199: Hãy sẵn sàng cho lễ rửa tội hoặc đầy tháng của bé và chuẩn bị đón nhận những lời chúc mừng của bạn bè, người thân.
Mẹ làm cho mẹ: Đây là khoảng thời gian cập nhật tất cả những địa chỉ bạn bè để gửi thiệp cảm ơn đến họ.
Ngày thứ 200: Chiếc bụng lớn khiến rốn trở thành tâm điểm nổi bật dù trước đó mẹ có “rốn lõm” hay “rốn lồi”.
Mẹ làm cho mẹ: Dự kiến là mẹ sẽ tăng khoảng 0,5kg mỗi tuần trong 9 tuần kế tiếp. Lúc này cơ thể mẹ sẽ rất cồng kềnh với chiếc bụng lớn kém hấp dẫn. Lúc này mẹ hầu như khó chống lại cám dỗ của chiếc giường, tuy nhiên hãy cố gắng tập thể dục trong khoảng 30 phút như đi dạo, bơi hoặc các bài yoga của lớp học tiền sản mẹ đang theo học…sẽ giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn và vẫn có thể “chè chén” vào buổi tối một chút.
Ngày thứ 201: Những sọc (gân) hồng, tía, nâu bắt đầu xuất hiện và lan rộng khắp bụng mẹ. Cũng có thể sẽ xuất hiện cả ở ngực, hông và bắp đùi. Khoảng ½ số thai phụ mang thai bị rạn da trên diện rộng.
Mẹ làm cho mẹ: Những vết rạn này trải rộng và hãy tập sống chung với chúng. Không có loại kem nào có thể phòng ngừa được chứng rạn da này nhưng mẹ sẽ cảm thấy tốt hơn cũng như hạn chế được chúng đôi phần nếu dùng các loại kem chứa vitamin E để cải thiện độ đàn hồi của da. Khoảng một năm sau khi bé ra đời, những dấu hiệu trên sẽ mờ dần đi.
Ngày thứ 202: Một vài người sẽ khen ngợi chiếc bụng của mẹ, tuy nhiên mẹ sẽ cảm thấy không thoải mái lắm với chứng táo bón, đầy bụng, khó tiêu sau mỗi bữa ăn.
Mẹ làm cho mẹ: Hãy đổi những món uống thường dùng như trà, sữa thành nước khoáng và nước tinh khiết, đừng nằm ngay, ít nhất là 1-2 giờ sau bữa ăn mới nên nằm nghỉ, như thế sẽ giúp cải thiện chứng táo bón thai kỳ. Khi ngủ nên đặt vài cuốn sách hoặc gối kê lên để gác chân cao lên thì mẹ sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Ngày thứ 203: Giờ ăn vào buổi tối chính là khoảng thời gian khó khăn cho những mẹ đang ở kỳ tam cá nguyệt thứ 3. Mẹ thường có cảm giác kiệt sức, hãy cố gắng hồi phục sinh lực bằng cách đi dạo hoặc chuẩn bị bữa tối chẳng hạn.
Mẹ làm cho mẹ: Hãy nghỉ ngơi ít nhất ½ giờ trước khi ăn tối hoặc đi dạo sau đó. Hãy lờ đi những bức mail, chat chit để nghỉ ngơi một chút.
NHẬT KÝ THAI KỲ
|
Tháng đầu tiên | Tuần 1 | Tuần 2 | Tuần 3 | Tuần 4 |
Tháng thứ hai | Tuần 5 | Tuần 6 | Tuần 7 | Tuần 8 |
Tháng thứ ba | Tuần 9 | Tuần 10 | Tuần 11 | Tuần 12 |
Tam cá nguyệt thứ hai – Tuần 13-28
Tháng thứ tư | Tuần 13 | Tuần 14 | Tuần 15 | Tuần 16 |
Tháng thứ năm | Tuần 17 | Tuần 18 | Tuần 19 | Tuần 20 |
Tháng thứ sáu | Tuần 21 | Tuần 22 | Tuần 23 | Tuần 24 |
Tháng thứ bảy | Tuần 25 | Tuần 26 | Tuần 27 | Tuần 28 |
Tam cá nguyệt thứ ba – Tuần 29-38
Tháng thứ tám | Tuần 29 | Tuần 30 | Tuần 31 | Tuần 32 | Tuần 33 |
Tháng thứ chín | Tuần 34 | Tuần 35 | Tuần 36 | Tuần 37 | Tuần 38 |
Nguồn: Webtretho (lược dịch) Theo Countdown to baby