Mang thai – Tuần thứ 22
Mùi vị thức ăn mà mẹ thèm sẽ là cơ sở để đoán giới tính của bé theo một cách chủ quan. Đây là thời điểm lượng đường trong máu dễ tăng cao nhất. Trong khi đó da tay và da chân của bé dày lên so với da toàn thân, chất hoạt dịch trong phổi hoạt động mạnh và nếu được sinh ra ngày hôm nay, bé có 40 -50 % cơ hội sống sót.
Nhật ký bé trong bụng mẹ – Tuần thứ 22
Hình ảnh thai nhi tuần thứ 22 – Ảnh: Babycenter
Ngày thứ 148: Chân của bé cũng đã dài ra một chút.
Mẹ làm cho bé: Nếu mẹ theo đạo thiên chúa thì hãy nghĩ đến nghi thức rửa tội cho bé.
Ngày thứ 149: Túi khí trong phổi của bé đã phát triển, tuy nhiên nó vẫn còn rỗng cho đến khi có không khí thổi vào.
Mẹ làm cho bé: Bổ sung acid amin cần thiết, đây là loại acid mà cơ thể không tự sản xuất ra được. Nó giúp xây dựng các mô tế bào và các cơ quan trong cơ thể bé. Thực phẩm giàu acid amin rất đa dạng như: thịt heo, bò, cừu, cá, thịt và trứng gia cầm…
Ngày thứ 150: Nếu bé được sinh ra ngày hôm nay, bé có 40 -50 % cơ hội sống sót. Nếu thêm tháng nữa, tỉ lệ đó tăng lên khoảng 80%. Việc đẻ non hiếm khi xảy ra ở tuần tuổi này. Mẹ cần được hỗ trợ bởi những bác sĩ sản khoa có chuyên môn giỏi để loại trừ chứng rỉ ối, chảy máu thai kỳ hoặc co thắt tử giả (dọa sinh) ở tuần thai này.
Mẹ làm cho bé: Nếu mẹ nằm trong số 2-5 % thai phụ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, mẹ cầm bám vào thực đơn ăn kiêng và tuân thủ thật nghiêm ngặt cách thức chỉ dẫn đồng thời tập những bài thể dục nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh. Những em bé sinh ra từ các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thường cần phải nới rộng khe sinh (birth canal) hơn các mẹ bình thường. Bé cũng dễ mắc các chứng bệnh như suy hô hấp, vàng da và một số vấn đề về sức khỏe khác.
Ngày thứ 151: Chất hoạt dịch trên bề mặt là chìa khóa cơ bản giúp phổi bé nở ra khi chào đời và bây giờ, chất này đang được sản xuất trong cơ thể bé.
Mẹ làm cho bé: Vài trò thú vị mà mẹ có thể làm là xem là tính ngày dự sinh để xem cung hoàng đạo cho bé, tìm vật tượng trưng cho cung tuổi ấy…
Ngày thứ 152: Bé vẫn còn rất mong manh nhưng cũng bắt đầu tăng cân và mập lên một chút, đặc biệt là gương mặt bầu bĩnh hơn.
Mẹ làm cho bé: Tổ chức y tế Mỹ khuyến cáo rằng, không nên đứng lâu quá 4 giờ sau tuần thứ 24 của thai kỳ và hơn 30 phút sau tuần thứ 32. Điều này làm gia tăng nguy cơ sinh non. Vì thế nếu nghề nghiệp của mẹ buộc phải đứng lâu thì nên yêu cầu được hỗ trợ.
Ngày thứ 153: Da tay và da chân của bé dày lên so với da toàn thân.
Mẹ làm cho bé : Có bé nghĩa là mẹ phải lo lắng nhiều về việc thở không đều, phát ban da, bệnh trĩ, lồng ruột, hoảng sợ, giật mình giữa đêm…Đó là những chứng bệnh khó có thể tránh được đối với hầu hết các trẻ sơ sinh. Điều đó đồng nghĩa với việc mẹ cần phải có những tài liệu chuyên môn và bác sĩ nhi khoa riêng để có thể khám hoặc nhờ hướng dẫn bất cứ lúc nào.
Ngày thứ 154: Như một bản hợp âm trong cơ thể bé, giờ đây có thể nghe được nhịp đập của tim và tiếng sôi réo của dạ dày bé.
Mẹ làm cho bé: Điều quan trọng lúc này là mẹ có thể nghỉ ngơi thường xuyên, đầy đủ và đúng giờ. Việc này giúp đồng hồ sinh học trong cơ thể bé phân biệt được ban ngày và ban đêm sau khi bé được sinh ra.
Nhật ký mẹ mang thai – Tuần thứ 22
Ngày thứ 148: Mẹ đang phải chịu đựng chứng táo bón và ợ nóng thai kỳ.
Mẹ làm cho mẹ: Hầu hết các thai phụ gặp rắc rối về đường tiêu hóa ở tam cá nguyệt thứ hai và về sau nữa. Một giải pháp giúp mẹ vượt qua được hai chứng bệnh thai kỳ đáng ghét này là tránh thức ăn uống có gas, ăn những thức ăn nhiều chất xơ như bông cải xanh, rau, đậu các loại, không ăn nhiều dầu mỡ…
Ngày thứ 149: Mẹ có thể nhìn thấy và cảm nhận là ngực cùng với tử cung mình tiếp tục tăng kích thước. Chiếc rốn đã nhô lên rõ rệt.
Mẹ làm cho mẹ: Mẹ cần ăn thêm thịt đỏ, cá, gà…để giúp cả mẹ và bé tăng cường acid amin đồng thời giúp tăng trưởng các mô tuyến sữa.
Ngày thứ 150: Mẹ sẽ được bác sĩ yêu cầu kiểm tra lượng đường trong máu. Chỉ cần mẹ uống hơi nhiều nước ngọt là lượng đường trong máu nhanh chóng tăng lên.
- Mẹ cần được khám và kiểm tra lượng đường trong máu để loại trừ tiểu đường thai kỳ. Ảnh: Inmagine.
Mẹ làm cho mẹ: Nếu mẹ không may mắc chứng tiểu đường thai kỳ, mẹ buộc phải dùng tới máy chẩn đoán tiểu đường và sử dụng thuốc hạ đường huyết trong thai kỳ.
Ngày thứ 151: Cơn co thắt có tên gọi là Braxton Hicks có thể khiến mẹ lo lắng về việc sinh non.
Mẹ làm cho mẹ: Chỉ có khoảng 12% trẻ sơ sinh ở Mỹ sinh ra trước tuần thứ 37. Trong đó dấu hiệu sinh non bắt đầu bằng việc gia tăng dịch âm đạo, dịch nhầy hoặc chảy máu, vọp bẻ, đau bao tử và cơn co thắt kéo dài trên 4 giờ đồng hồ. Sức ép của khung xương chậu và cơn đau lưng giảm dần …Hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc nhập viện ngay.
Ngày thứ 152: Nếu vẫn chưa thể biết được thai nhi là gái hay trai thì nên chờ đợi để được khám phá hoặc có thể tự đoán xem giới tính của bé theo cảm nhận riêng của mẹ.
Mẹ làm cho mẹ: Toàn bộ những dự đoán của mẹ đều lệ thuộc vào tương lai, thông thường nếu mẹ thèm ngọt và nhịp tim thai khi siêu âm đạt 150 trở lên thì theo kinh nghiệm dân gian, đó sẽ là một bé gái, nếu mẹ thèm thịt và thức ăn mặn đồng thời nhịp tim thai khi siêu âm đo được khoảng 140 thì đó có thể là một bé trai. Tuy nhiên những điều này chỉ là những kinh nghiệm của dân gian nên nó không thể đúng tuyệt đối được.
Ngày thứ 153: Giờ là thời điểm mẹ có thể định hình và lựa chọn loại hình sinh nở mà mẹ muốn. Đó có thể là hình thức sinh nở tự nhiên không cần thuốc, sinh không đau bằng cách gây tê màng cứng hoặc sinh con tại nhà với sự giúp sức của bà mụ.
Mẹ làm cho mẹ: Sẽ chẳng có vấn đề gì khi mẹ tự lựa chọn loại hình sinh nở cho mình cả. Ngày nay cứ 3 thai phụ thì 1 người sẽ chọn phương pháp mổ Cesarean section (mổ lấy thai). Dù loại hình nào miễn “mẹ tròn con vuông” là đủ.
Ngày thứ 154: Bác sĩ sẽ bắt đầu đo chiều dài từ đỉnh rốn đến các xương mu trên cơ thể mẹ. Đây là cách đo độ tăng trưởng của thai nhi, đó cũng là cách để biết vị trí của bé đang nằm như thế nào trong tử cung của mẹ.
Mẹ làm cho mẹ: Thông thường, số đo này sẽ được dự đoán theo tuần tuổi của thai nhi. Nếu là 20 tuần kể từ lúc ngừng chu kỳ kinh nguyệt thì chiều dài tử cung (độ tăng trưởng của thai nhi) đo được khoảng 12-22 cm.
NHẬT KÝ THAI KỲ
|
Tháng đầu tiên | Tuần 1 | Tuần 2 | Tuần 3 | Tuần 4 |
Tháng thứ hai | Tuần 5 | Tuần 6 | Tuần 7 | Tuần 8 |
Tháng thứ ba | Tuần 9 | Tuần 10 | Tuần 11 | Tuần 12 |
Tam cá nguyệt thứ hai – Tuần 13-28
Tháng thứ tư | Tuần 13 | Tuần 14 | Tuần 15 | Tuần 16 |
Tháng thứ năm | Tuần 17 | Tuần 18 | Tuần 19 | Tuần 20 |
Tháng thứ sáu | Tuần 21 | Tuần 22 | Tuần 23 | Tuần 24 |
Tháng thứ bảy | Tuần 25 | Tuần 26 | Tuần 27 | Tuần 28 |
Tam cá nguyệt thứ ba – Tuần 29-38
Tháng thứ tám | Tuần 29 | Tuần 30 | Tuần 31 | Tuần 32 | Tuần 33 |
Tháng thứ chín | Tuần 34 | Tuần 35 | Tuần 36 | Tuần 37 | Tuần 38 |
Nguồn: Webtretho (lược dịch) Theo Countdown to baby