Mang thai – Tuần thứ 21
Mẹ sẽ đối mặt với chứng rạn da thai kỳ, kiệt sức vào cuối ngày và khó ngủ… Bên cạnh đó, da mẹ tăng lượng dầu và mẹ cần phải kiểm tra nước tiểu để loạn trừ các bệnh viêm nhiễm, tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ. Trong khi đó, bé đã ra dáng một con người rồi, phổi, mắt, xương tai…đang hoàn thiện dần các chức năng.
Nhật ký bé trong bụng mẹ – Tuần thứ 21
Ngày thứ 141: Bé đã ra dáng một em bé sơ sinh rồi đây, ngoại trừ làn da vẫn còn hơi trong suốt và mong manh.
Mẹ làm cho bé: Cũng khá bình thường nếu dịch tiết âm đạo thải ra quá nhiều trong suốt thai kỳ, tuy nhiên sẽ là bất bình thường nếu màu sắc của nó chuyển sang vàng, xanh hoặc màu phô mai, có mùi lạ. Đó là dấu hiệu của các chứng viêm nhiễm âm đạo hoặc cổ tử cung, hãy tham vấn bác sĩ để được chữa trị, tránh nguy cơ lây cho bé.
Ngày thứ 142: Miệng bé giờ đã đầy đủ phần lợi và mầm răng nhú ra.
Hình ảnh thai nhi tuần thứ 21 – Ảnh: Babycenter
Mẹ làm cho bé: Có lẽ là quá sớm để mua bàn chải răng cho bé nhưng mẹ cũng cần chuẩn bị dụng cụ làm sạch miệng cho bé từ bây giờ.
Ngày thứ 143: Lớp lông tơ bao phủ toàn bộ cơ thể bé bây giờ đã chuyển sang màu nâu xám.
Mẹ làm cho bé: Bắt đầu nghĩ đến việc thiết kế một chỗ ngủ cho bé khi bé rời bệnh viện. Một số bố mẹ cho bé ngủ chung và một số bố mẹ cho bé ngủ riêng. Nếu cho bé bú sữa mẹ thì thời gian đầu nên cho bé ngủ chung hoặc nằm trên một chiếc nôi ngay cạnh giường bố mẹ.
Ngày thứ 144: Xương tai trong của bé đã hoàn thiện và bé có thể nghe được hầu hết mọi âm thanh.
Mẹ làm cho bé: Để tăng cường tư duy cho bé, mẹ nên cho bé nghe nhạc giao hưởng từ lúc còn trong bụng mẹ, nó có thể hơi mang tính hàn lâm nhưng sẽ có tác dụng thư giãn cho cả mẹ và bé.
Ngày thứ 145: Mắt bé bây giờ phát triển khá tốt, tuy nhiên mống mắt (tròng) thì vẫn chưa có màu sắc rõ ràng.
Mẹ làm cho bé: Mẹ nên tránh xa lò vi sóng trong thời gian này, những tia sóng này có thể làm hại đến bào thai.
Ngày thứ 146: Bé nghe và phân biệt âm thanh khi giận dữ cũng như khi vui mừng của mẹ. Và bé càng phân biệt tốt hơn những thay đổi về ngữ điệu sau khi chào đời.
Mẹ làm cho bé: Nên sử dụng găng tay khi đóng, mở tay nắm cửa hoặc cửa thông gió. Vi khuẩn có thể xâm nhập qua tay và gây các loại bệnh, hơn nữa gió trời thường không tốt cho bé sơ sinh. Nên chà rửa các vật dụng trong gia đình với giấm, suối, bột soda để đến lúc bé biết bò, sờ, nắm vào chúng sẽ ăn toàn hơn.
Ngày thứ 147: Các mạch máu của bé phát triển nhanh và phổi đang chuẩn bị đón nhận không khí từ bên ngoài.
Mẹ làm cho bé: Có một điều mẹ cần phải tin là nên nhờ thầy phong thủy đặt chiếc giường cũi của bé ở đâu, trang trí màu sắc gì… Đa số thầy phong thủy sẽ tư vấn cho mẹ là mẹ nên sử dụng màu sơn trắng vì nó mang đến cảm giác thư giãn, hãy trang trí thêm một ít đồ chơi cho bé nữa mẹ nhé.
Nhật ký mẹ mang thai – Tuần thứ 21
Ngày thứ 141: Mẹ cần đến bác sĩ để được kiểm tra dịch âm đạo và thử nước tiểu nếu cảm thấy bí tiểu, tiểu đau, gắt vùng bàng quang…
Mẹ làm cho mẹ: Kiểm tra nước tiểu sẽ chỉ ra được khoảng 3 loại biến chứng hoặc bệnh liên quan đến nó. Vi khuẩn nếu tìm thấy trong nước tiểu đa phần là nhiễm trùng đường tiểu. Nếu lượng đạm quá cao sẽ là dấu hiệu của chứng tiền sản giật, lượng đường cao có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ.
Ngày thứ 142: Nếu mẹ ăn kiêng, mẹ sẽ phải rất khó khăn để bổ sung đủ 30mg chất sắt vào cơ thể mỗi ngày.
Mẹ làm cho mẹ: Dù ăn chay thì mẹ cũng phải đáp ứng lượng sắt cần thiết cho cơ thể thông qua rau đậu các loại. Không nên uống trà và cà phê vì nó hạn chế quá trình hấp thu và tiết acid của dạ dày.
Ngày thứ 143: Mẹ cảm thấy kiệt sức vào cuối ngày và vẫn rất khó ngủ.
Mẹ làm cho mẹ: Cố gắng đi tắm sớm và tắm bằng nước ấm trước khi lên giường ngủ. Dùng nhiều gối mềm kê lưng cho dễ ngủ, nhờ bố bé massage đầu, cổ, lưng để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Ngày thứ 144: Khi mẹ chải răng, mẹ sẽ khạc ra một chút máu, đó có thể là triệu chứng của chứng chảy máu nướu răng thai kỳ.
![Webtretho_nhat ky thai ky - tuan thu 21](https://www.webtretho.com/wttnews/wp-content/uploads/2011/01/mtsn_230_vitaminC.jpg)
Mẹ nên thư giãn nhiều hơn và bổ sung thức ăn chứa nhiều vitamin C. Ảnh: Inmagine.
Mẹ làm cho mẹ: Hormone thai kỳ tăng lên khiến nướu của mẹ nhạy cảm, yếu đi và sưng phồng lên rồi dẫn đến chảy máu. Thường xuyên đánh răng và vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa giúp răng chắc khỏe hơn. Ăn những thức ăn giàu vitamin C cũng giúp hạn chế chứng viêm nướu.
Ngày thứ 145: Bất chợt nhìn xuống bụng, mẹ sẽ nhận thấy có những lằn trắng xen lẫn xám đen chạy từ bụng xuống cùng chậu. Đó chính là chứng rạn da thai kỳ.
Mẹ làm cho mẹ: Triệu chứng này do làn da chịu sức giãn quá tải, tuy nhiên nó sẽ biến mất hoặc mờ dần sau khi bé ra đời vài tháng hoặc vài năm.
Ngày thứ 146: Da mặt của mẹ sẽ tăng lượng dầu khiến nó nhờn hơn. Đây là một dấu hiệu đặc trưng của các thai phụ ở thời kỳ bầu bí.
Mẹ làm cho mẹ: Sử dụng giấy thấm dầu thường xuyên, rửa mặt 2 lần 1 ngày, không dùng xà phòng cho làn da nhạy cảm.
Ngày thứ 147: Khi ho mạnh hoặc cười to, mẹ sẽ bị són tiểu, đó là một vấn đề thường gặp của các thai phụ ở tuần thai này.
Mẹ làm cho mẹ: Một cách để tránh sự khó chịu này là mẹ nên dùng băng vệ sinh hàng ngày.
NHẬT KÝ THAI KỲ
|
Tháng đầu tiên | Tuần 1 | Tuần 2 | Tuần 3 | Tuần 4 |
Tháng thứ hai | Tuần 5 | Tuần 6 | Tuần 7 | Tuần 8 |
Tháng thứ ba | Tuần 9 | Tuần 10 | Tuần 11 | Tuần 12 |
Tam cá nguyệt thứ hai – Tuần 13-28
Tháng thứ tư | Tuần 13 | Tuần 14 | Tuần 15 | Tuần 16 |
Tháng thứ năm | Tuần 17 | Tuần 18 | Tuần 19 | Tuần 20 |
Tháng thứ sáu | Tuần 21 | Tuần 22 | Tuần 23 | Tuần 24 |
Tháng thứ bảy | Tuần 25 | Tuần 26 | Tuần 27 | Tuần 28 |
Tam cá nguyệt thứ ba – Tuần 29-38
Tháng thứ tám | Tuần 29 | Tuần 30 | Tuần 31 | Tuần 32 | Tuần 33 |
Tháng thứ chín | Tuần 34 | Tuần 35 | Tuần 36 | Tuần 37 | Tuần 38 |
Nguồn: Webtretho (lược dịch) / Theo Countdown to baby