Mang thai – Tuần thứ 17

Một chất cơ bản màu trắng có tên gọi là bã nhờn thai nhi bắt đầu xuất hiện và bao bọc toàn bộ cơ thể bé. Bé có thể mút tay, nháy mắt, bắt đầu biết bú, bấy giờ bé nặng khoảng gần 200g và dài xấp xỉ 15cm tính từ đầu đến mông. Mẹ khổ sở hơn một chút với chứng táo bón thai kỳ và nên tăng cường chất xơ trong thực đơn ăn uống.

Nhật ký bé trong bụng mẹ – Tuần thứ 17

Ngày thứ 113: Bé có thể giật mình trước tiếng còi xe, tiếng sập cửa hoặc tiếng kèn lớn. Bé cũng bắt đầu nghe ngóng nhiều hơn những âm thanh của thế giới bên ngoài.

Mẹ làm cho bé: Nên nghe các loại nhạc hòa tấu nhẹ nhàng, thư giãn, hát ru để xoa dịu và dỗ dành bé.

Ngày thứ 114: Bé đã ngồi được tư thế như đang tập yoga với chiếc lưng thẳng và đôi chân xếp bằng lại. Bé cũng có thể búng, lật, uốn lưng một cách tinh nghịch và duỗi chân, tay một cách dễ dàng.

Hình ảnh thai nhi ở tuần 17 – Ảnh: Babycenter

Mẹ làm cho bé: Cố gắng giữ cho những hoạt động đó của bé như là một trò chơi mỗi ngày mẹ nhé! Những cử động như chòi đạp nhẹ trong bụng thông báo cho mẹ biết là bé đang khỏe mạnh. Nếu cứ mỗi giây mẹ  nghe thấy bé phản hồi lại những tiếng vỗ nhẹ của mẹ thì hãy tận hưởng cảm giác là đã giao tiếp thành công với con rồi.

Ngày thứ 115: Hầu hết các giác quan của bé đã hoàn thiện, bé đã có thể tự vuốt mặt, sờ khắp thân thể của mình hoặc cọ xát 2 gan bàn chân với nhau.

Mẹ làm cho bé: Chọn mua các sản phẩm như kem dưỡng ẩm, dầu gội, sữa tắm cho bé sơ sinh ngay từ bây giờ.

Ngày thứ 116: Nếu bé là một cặp song thai, thì theo quy luật tự nhiên chúng sẽ có sự tương tác và đùa nghịch với nhau, thỉnh thoảng còn có cạnh tranh lẫn nhau nữa. Nếu là đơn thai thì bé cũng có thể nháy mắt hoặc đáp trả lại những cử động tương tác bên ngoài của mẹ.

Mẹ làm cho bé: Nếu mẹ mang song thai dĩ nhiên sẽ tăng cân nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy là những bà mẹ mang song thai nếu tăng cân dưới khoảng 12 kg vào tuần thứ 24 của thai kỳ thì có nguy cơ sẽ sinh non.

Ngày thứ 117: Bé đã có thể dễ dàng cho tay vào miệng ngậm, đó được xem như là một cách bé tự trấn an mình.

Mẹ làm cho bé: Đừng quên cất những hình ảnh siêu âm mỗi tháng để lưu giữ lại từng giai đoạn phát triển của bé. Giữ chúng lại là một cách kết nối sâu sắc với bé sau khi bé chào đời.

Ngày thứ 118: Một chất cơ bản màu trắng có tên gọi là bã nhờn thai nhi bắt đầu xuất hiện và bao bọc toàn bộ cơ thể bé. Nó là một lớp nhờn giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của bé đang ngập trong nước suốt 148 ngày qua.

Việc cần làm cho bé: Một vài thai phụ lựa chọn thủ thuật sinh con dưới nước ấm vì họ tin rằng môi trường nước sẽ giúp bé chào đời tốt hơn.  Nếu mẹ có kế hoạch sinh bé ở bệnh viện với phương pháp trên thì nên tìm những dịch vụ có bể tắm lớn và hiện đại. 

Ngày thứ 119: Bé bắt đầu biết bú, bấy giờ bé nặng khoảng 200g và dài xấp xỉ 15cm tính từ đầu đến mông.

Mẹ làm cho bé:Tổng chiều cao và cân nặng của bé phụ thuộc rất nhiều vào dinh dưỡng trong bữa ăn của mẹ. Mẹ không thể thay đổi được cách ăn uống trước đó nhưng từ khi có bé, hãy lựa chọn và bổ sung dinh dưỡng hợp lý để tập trung đầu tư cho sức khỏe của cả hai mẹ con.

Nhật ký mẹ mang thai – Tuần thứ 17

Ngày thứ 113: Ở kỳ tam cá nguyệt đầu, mẹ thường tắm mỗi ngày với nước ấm, nhưng bây giờ là ở kỳ tam cá nguyệt thứ 2 và nước lạnh hơn một chút mới là điều lý tưởng.

Mẹ làm cho mẹ: Uống đều đặn 8 cốc nước lọc mỗi ngày, nước giúp xây dựng các mô mới, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn và nguồn dinh dưỡng thẩm thấu vào cơ thể nhanh hơn.

Ngày thứ 114: Bất chợt, mẹ cảm nhận được rõ những chuyển động của bé, một mối liên hệ chưa từng có trước đó, cảm giác đó rất dễ thương, nó khiến bố của bé sẽ có chút ghen tị.

Mẹ làm cho mẹ: Cột mốc quan trọng này chỉ có mẹ mới cảm nhận rõ, còn bố thì không, do đó mẹ cần gắn kết cảm xúc của bố và bé. Đừng lo lắng quá nếu mẹ cảm thấy bé quẫy đạp ít vì bé cũng cần được nghỉ ngơi.

Ngày thứ 115: Mẹ sẽ cảm thấy thèm đồ ngọt và nuông chiều bản thân hơi nhiều.

Mẹ làm cho mẹ: Điều quan trọng vẫn giữ một chế độ ăn uống hợp lý trong suốt thai kỳ.

Mẹ cần ăn nhiều rau trái tươi để tăng cường chất xơ. Ảnh: Inmagine.

Ngày thứ 116: Mang song thai cũng có nghĩa là mẹ phải mang nhiều hơn số cân nặng và nguy cơ sinh non cao hơn mang đơn thai.

Mẹ làm cho mẹ: Mẹ nên tập những bài tập tiền sản, thể dục nhẹ, aerobic…để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và chuẩn bị cho cuộc sinh nở sau này.

Ngày thứ 117: Lúc này mẹ cảm thấy đau, tê cóng hoặc nhói dây thần kinh…Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do tử cung lớn, gây áp lực lên dây thần kinh nối giữa chân và tủy sống.

Mẹ làm cho mẹ: Mẹ cần kiên nhẫn vì cơn cảm giác đau đớn này sẽ còn tiếp diễn, để giảm bớt điều này, mẹ nên đổi tư thế vận động. Nghỉ ngơi nhiều hơn.

Ngày thứ 118: Nếu mẹ là một tín đồ của cà phê thì thời điểm này chính là lúc đấu tranh tư tưởng để cắt bỏ nó.

Mẹ làm cho mẹ: Thay thế món cà phê sáng bằng các món khác bổ dưỡng hơn như yogurt không béo, hỗn hợp nước trái cây tươi. Fructose và lactose sẽ góp phần  cung cấp năng lượng cho mẹ suốt cả ngày.

Ngày thứ 119: Thật không mấy thoải mái với chứng táo bón thai kỳ phải không?

Mẹ làm cho mẹ: Đây là lý do mẹ cần ăn những thực phẩm chứa nhiều chất xơ như khoai tây, trái lê, rau xanh  vào mỗi bữa ăn. Bổ sung một ly nước cam vào thực đơn cũng là cách giúp tiêu hóa tốt.

 

NHẬT KÝ THAI KỲ
Bảng tra cứu theo tuần thai

Tam cá nguyệt đầu tiên – Tuần 1-12

Tháng đầu tiên Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
Tháng thứ hai Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8
Tháng thứ ba Tuần 9 Tuần 10 Tuần 11 Tuần 12

Tam cá nguyệt thứ hai – Tuần 13-28

Tháng thứ tư Tuần 13 Tuần 14 Tuần 15 Tuần 16
Tháng thứ năm Tuần 17 Tuần 18 Tuần 19 Tuần 20
Tháng thứ sáu Tuần 21 Tuần 22 Tuần 23 Tuần 24
Tháng thứ bảy Tuần 25 Tuần 26 Tuần 27 Tuần 28

Tam cá nguyệt thứ ba – Tuần 29-38

Tháng thứ tám Tuần 29 Tuần 30 Tuần 31 Tuần 32 Tuần 33
Tháng thứ chín Tuần 34 Tuần 35 Tuần 36 Tuần 37 Tuần 38

Nguồn: Webtretho (Countdown to baby)