Mang thai – Tuần thứ 12

Xin chúc mừng mẹ! Vậy là mẹ đã đi được 1/3 chặng đường rồi đây. Tam cá nguyệt thứ nhất diễn ra tốt đẹp, mẹ có thể gặp chứng phát ban thai kỳ, ợ nóng nhiều hơn, những giấc mơ kỳ lạ… Còn bé hiện thời đã có kích thước cỡ 1 trái kiwi, ngạc nhiên hơn là bé còn có thể “chơi đùa” với sợi dây nhau rồi đấy.

Nhật ký bé trong bụng mẹ – Tuần 12

Ngày thứ 78: Tim bé đang đập với tốc độ gấp đôi của mẹ trong ngày hôm nay.

Mẹ làm cho con: Vì em bé bị tước mất một ít oxy trong quá trình co bóp, nhịp tim của bé cần được theo dõi trong suốt thời gian sinh nở. Nếu nhịp tim của bé xuống quá thấp và bé có dấu hiệu căng thẳng trong quá trình sinh, đổi tư thế có thể giúp mọi chuyện trở lại bình thường. Để dự đoán các vấn đề về nhịp tim, cơ sở y tế có thể đề nghị một cuộc thử nghiệm áp lực co bóp vào gần cuối thai kỳ để kiểm tra tim thai trong sự co bóp giả lập.

Ngày thứ 79: Bé đang thử nghiệm nhiều kiểu cử động chân tay như uốn cong cổ tay và đầu gối, khoa tay múa chân.

Mẹ làm cho con: Đặt chân vào các cửa hàng trang thiết bị dành cho em bé, mẹ có thể bị choáng ngợp bởi rất nhiều các loại vật dụng và thiết bị. Nếu mẹ không biết bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo những bà mẹ có kinh nghiệm để cho mẹ một danh sách các thứ không thể thiếu trong những tháng đầu sau sinh. Mẹ có thể rút ra danh sách cần thiết nhất cho mình và có thể hỏi han người thân bạn bè để nhượng lại những món đồ họ không còn dùng nữa. Mẹ cũng có thể tham khảo danh sách tổng hợp của Webtretho tại đây.

Ngày thứ 80: Hệ thần kinh của bé đã bắt đầu vận hành, điều này có nghĩa là não bé đã có thể nhận được các tín hiệu quan trọng từ các bộ phận khác của cơ thể.

Hình ảnh thai nhi tuần thứ 12 – Ảnh: Babycenter

Mẹ làm cho con: Những tông màu dịu nhẹ thường được lựa chọn để tô điểm cho phòng bé, nhưng mẹ có thể dùng những màu sáng và tương phản để tạo điểm nhấn trong phòng và đó sẽ là nơi thu hút cái nhìn bé đầu tiên.

Ngày thứ 81: Từ ngày này, bé đã có thể có một ít tóc lún phún trên đầu rồi đấy mẹ ạ.

Mẹ làm cho con: Mẹ muốn biết bé có nhiều tóc lúc sinh ra đời hay không? Hãy thử nghe câu chuyện của các bà các mẹ ngày xưa, nếu mẹ càng hay ợ nóng trong suốt thai kỳ, thì bé sinh ra có mái tóc càng dày.

Ngày thứ 82: Em bé có thể sẽ giữ hoặc chơi với cái dây nhau của mình, lúc này nó có chiều dài tương tự cơ thể của bé (khoảng 10cm)

Mẹ làm cho con: Mẹ đã có thể trình bày với cơ quan về việc mang thai và các chể độ khi sinh nở ngay từ thời điểm này, hãy cho họ biết về thời gian mà mẹ dự định sẽ nghỉ sinh và đi làm lại, các đề xuất khác về điều kiện làm việc, khối lượng công việc và đãi ngộ. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng mẹ chỉ trình bày việc này sau khi đã xem xét kỹ chính sách lao động tại quốc gia mình sinh sống và của nơi công tác thôi nhé.

Ngày thứ 83: Cổ của bé dài hơn một chút và hai gò má xinh xinh bắt đầu nổi lên. Lúc này bé có kích thước tương đương một trái kiwi.

Mẹ làm cho con: Bị cảm lạnh và ho trong thai kỳ không làm hại đến em bé, nhưng chất cồn và thành phần của thuốc cảm cúm thì có thể. Mẹ không nên tự ý dùng thuốc cảm cúm trong thai kỳ mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ngày thứ 84: Từ hôm nay, bé đã có thể dùng các cơ mặt để cau mày, liếc mắt và chun môi. Bé đã có vài biểu lộ nét mặt khác nhau, một vài trong số đó có thể giống với mẹ hoặc bố.

Mẹ làm cho con: Nếu mẹ muốn tự tay chăm sóc vườn tược, hay nhớ mang găng tay kỹ càng để tránh những nguy cơ có hại cho sức khỏe của bé từ phân bón, độc tố trong đất, thuốc trừ sâu và phân động vật,

Nhật ký mẹ mang thai – Tuần thứ 12

Ngày thứ 78: Mẹ có thể chảy máu chút ít sau khi “quan hệ”.

Mẹ làm cho mẹ: Không có gì lo lắng về điều này, sự thâm nhập sâu có thể đụng chạm và làm vỡ vài mao mạch nhạy cảm ở cổ tử cung gây chảy máu nhẹ hoặc thấm chút máu ra ngoài thôi. Nhưng nếu máu vẫn tiếp tục chảy nhiều hơn, mẹ cần phải đến bác sĩ khám và tìm cách nhẹ nhàng hơn cho những lần quan hệ sau.

Ngày thứ 79: Gan bàn tay và gan bàn chân có thể sẽ ửng đỏ và hơi ngứa ngáy.

Mẹ làm cho mẹ: Triệu chứng này gọi là “phát ban gan bàn tay – chân” là một trong những triệu chứng đặc trưng của thai kỳ và sẽ biến mất sau khi mẹ sinh xong. Để giảm ngứa, mẹ hãy ngâm khăn mặt vào hỗn hợp nước – bột ngô – bột nở rồi áp lên bàn tay và bàn chân.

Ngày thứ 80: Mẹ có thể có những giấc mơ kỳ lạ hơn và cũng tập trung vào chủ đề bầu bí và em bé. Một số bà mẹ gặp ác mộng với việc thấy mình trở thành một bà mẹ không tốt, hoặc có em bé không khỏe mạnh, hoặc bị bạn đời bỏ rơi và phải nuôi con một mình.

Mẹ làm cho mẹ: Những nỗi lo lắng đáng sợ nhất của mẹ về việc có em bé sẽ len lỏi vào trong tiềm thức và giấc mơ của mẹ. Đừng ám ảnh bởi những gì trong mơ làm gì. Chúng chỉ có nhiệm vụ nhấn mạnh những nỗi sợ hại tiềm ẩn và giúp mẹ đối mặt với chúng mà thôi.

Webtretho_Nhật ký thai kỳ - Tuần thứ 12
Mẹ hãy giữ cho tinh thần thật thoải mái, ngủ sớm để tránh mộng mị. Ảnh: Inmagine.

Ngày thứ 81: Cũng như em bé của mẹ mọc tóc, mẹ cũng vậy – đôi khi ở những chỗ mà mẹ chẳng muốn chút nào.

Mẹ làm cho mẹ: Mẹ không phải thai phụ duy nhất đối mặt với tình trạng mọc lông không mong muốn ở mặt, bụng và mặt sau chân, nhưng có một tin tốt lành là lông chân thường mọc chậm hơn trong suốt thai kỳ vì vậy mẹ có thể sẽ ít phải tẩy lông hơn.

Ngày thứ 82: Tử cung của mẹ đang tăng dần kích thước và lúc này nó có cỡ khoảng bằng quả bưởi. Đáy dạ con lúc này trương lên ngay trên xương chậu.

Mẹ làm cho mẹ: Mẹ có thể ăn nhẹ với bánh quy ngũ cốc và sữa chua dâu hoặc vani ít béo.

Ngày thứ 83: Ngay cả khi mẹ không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, mẹ vẫn có thể bị ợ nóng.

Mẹ làm cho mẹ: Chứng ợ nóng có thể trở đi trở lại trong suốt thai kỳ, do tác động của nội tiết tố lên hệ tiêu hóa của mẹ và áp lực mà tử cung đang nở lớn dồn ép vào bao tử. Trong khi thức ăn chiên xào và chứa dầu mỡ là thủ phạm điển hình, mẹ có thể không ra các thực phẩm chứa chất chua, cà chua, sô-cô-la, bạc hà, hoặc tiêu cũng có thể gây ợ nóng. Tránh ăn những thực phẩm này sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn sau bữa ăn.

Ngày thứ 84: Nếu mẹ cảm thấy đau hoặc bỏng rát khi tiểu tiện, có thể đó là một dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu.

Mẹ làm cho mẹ: Nhiễm trùng đường tiểu tương đối phổ biến trong thai kỳ, và cũng như các loại nhiễm trùng khác, nó có thể là một nguy cơ đối với sức khỏe của em bé. Nếu mẹ có những dấu hiệu kể trên, hoặc nếu mẹ thấy có máu trong nước tiểu, hãy đem mẫu nước tiểu đến cơ sở y tế để kiểm tran gay.

 

NHẬT KÝ THAI KỲ
Bảng tra cứu theo tuần thai

Tam cá nguyệt đầu tiên – Tuần 1-12

Tháng đầu tiên Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
Tháng thứ hai Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8
Tháng thứ ba Tuần 9 Tuần 10 Tuần 11 Tuần 12

Tam cá nguyệt thứ hai – Tuần 13-28

Tháng thứ tư Tuần 13 Tuần 14 Tuần 15 Tuần 16
Tháng thứ năm Tuần 17 Tuần 18 Tuần 19 Tuần 20
Tháng thứ sáu Tuần 21 Tuần 22 Tuần 23 Tuần 24
Tháng thứ bảy Tuần 25 Tuần 26 Tuần 27 Tuần 28

Tam cá nguyệt thứ ba – Tuần 29-38

Tháng thứ tám Tuần 29 Tuần 30 Tuần 31 Tuần 32 Tuần 33
Tháng thứ chín Tuần 34 Tuần 35 Tuần 36 Tuần 37 Tuần 38

Nguồn: Webtretho (Countdown to baby)