Mang thai – Tuần thứ 2

Nhiều phụ nữ ‘lên chức’ nhưng chưa nhận ra điều này ở 2 tuần đầu tiên. Tuổi thai được tính dựa trên ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Vì sự thụ thai thực sự chỉ diễn ra trong 3 tuần và mẹ đang ở tuần thứ 2, một tuần còn khá mơ hồ về sự tồn tại của bé.

Nhật ký bé trong bụng mẹ – Tuần thứ 2

Ngày thứ 8: Các tế bào của bé phân thành ba lớp riêng biệt, tất cả đều có nhiệm vụ riêng. Lớp đầu tiên sẽ hình thành nên não, dây sống, dây thần kinh và da của bé.

Ngày thứ 9: Lúc này, cơ thể của bé gồm ba lớp tế bào có hình dạng hơi giống cái khiên, nở ở phần đầu và hẹp ở phần dưới – đây là hình dạng của em bé 8 ngày tuổi.

Ngày thứ 10: Toàn bộ mạng lưới tế bào đã vào đúng vị trí, sẵn sàng hình thành nên hệ tiêu hóa, gan và tuyến tụy.

Ngày thứ 11: Vào ngày thứ 11, các tế bào tận tụy bắt đầu tạo thành trái tim, các mạch máu, cơ và khung xương của em bé.

Ngày thứ 12: Cơ thể của bé trông đã giống một cơ thể hơn. Nếu mẹ có thể thấy bé, bé trông giống hình giọt nước lộn ngược. Hình tròn phía trên chính là đầu bé và chóp nhọn của hình giọt nước là phần mông bé.

Ngày thứ 13: Ngày thứ 13 của thai kỳ, các tế bào nhóm lại với nhau suốt theo trung tâm của cơ thể bé và tạo thành một đường ống gọi là ống thần kinh. Đây là lúc mà bé yêu bắt đầu có trí não và hệ thần kinh.

Ngày thứ 14: Trái tim nhỏ của bé đã thành hình! Một nhóm tế bào di chuyển thành hình chữ U ở vùng sẽ trở thành ngực bé sau này. Chỉ vài tuần sau ngày hôm nay, trái tim bé bỏng của bé sẽ bắt đầu đập.

Nhật ký mẹ mang thai – Tuần thứ 2

Ngày thứ 8: Mô tử cung của mẹ được giao phó một thiên chức của người mẹ, đó là tạo nên cái kén bảo vệ cho thai nhi và hệ hỗ trợ của bé.

Ngày thứ 9: Từ ngày này, khi đã xác định mang thai, cơ thể mẹ sẽ cần nhiều sắt hơn. Mẹ sẽ cần khoảng 30mg sắt mỗi ngày cho sự phát triển của thai nhi.

Ngày thứ 10: Mẹ có thể sẽ trải qua một số cơn co thắt nhẹ tại thời điểm này và tăng tiết dịch âm đạo. Những triệu chứng này cũng giúp mách bảo với mẹ rằng mẹ đã có thai.

Ngày thứ 11: Cơ thể của mẹ bắt đầu hấp thụ nhiều canxi hơn từ thức ăn và sẵn sàng hút canxi từ nguồn dự trữ của mẹ nếu cần để hỗ trợ cho sự phát triển của bé.

Ngày thứ 12: Mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi khác thường vào ngày này, khi cơ thể mẹ bận rộn với việc tạo khuôn cho một con người nhỏ.

Ngày thứ 13: Lúc này, mẹ có thể cảm thấy vị tanh kim loại trong miệng, cơn đau ở vú, mệt mỏi hoặc buồn nôn. Một số phụ nữ không nhận thấy khác biệt nào trên cơ thể họ trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Ngày thứ 14: Nguy cơ nhiễm độc men tăng cao ở phụ nữ mang thai và cơ thể của mẹ cũng sản sinh ra nhiều nội tiết tố nữ estrogen hơn. Nếu tại thời điểm nào đó của thai kỳ, mẹ thấy ngứa ngáy, tấy rát, tiết dịch bất thường hoặc cảm giác nóng buốt khi đi tiểu, hãy nhờ tư vấn của bác sĩ để được điều trị đúng mức.

 

NHẬT KÝ THAI KỲ
Bảng tra cứu theo tuần thai

Tam cá nguyệt đầu tiên – Tuần 1-12

Tháng đầu tiên Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
Tháng thứ hai Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8
Tháng thứ ba Tuần 9 Tuần 10 Tuần 11 Tuần 12

Tam cá nguyệt thứ hai – Tuần 13-28

Tháng thứ tư Tuần 13 Tuần 14 Tuần 15 Tuần 16
Tháng thứ năm Tuần 17 Tuần 18 Tuần 19 Tuần 20
Tháng thứ sáu Tuần 21 Tuần 22 Tuần 23 Tuần 24
Tháng thứ bảy Tuần 25 Tuần 26 Tuần 27 Tuần 28

Tam cá nguyệt thứ ba – Tuần 29-38

Tháng thứ tám Tuần 29 Tuần 30 Tuần 31 Tuần 32 Tuần 33
Tháng thứ chín Tuần 34 Tuần 35 Tuần 36 Tuần 37 Tuần 38

Nguồn: Webtretho (lược dịch) / Theo Countdown to baby