7 quan niệm sai lầm về điều trị sỏi thận, sỏi mật

Sỏi thận, sỏi mật là một trong những loại bệnh rất dễ mắc phải với lối sống hiện nay. Dù bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây đau đớn, mệt mỏi, làm xáo trộn cuộc sống của người bệnh.

Quá trình điều trị sẽ gặp rất nhiều trở ngại nếu người bệnh vẫn giữ những quan niệm sai lầm sau đây:

1. Ít ăn mặn là không bị sỏi

Sỏi tiết niệu có thể hình thành nếu bạn ăn quá mặn, tuy nhiên, nguyên nhân bệnh còn đến từ thói quen uống ít nước, lười vận động hay do bẩm sinh nước tiểu bệnh nhân không trung hòa được các tinh thể khoáng cặn.

2. Sử dụng “thần dược”

Đau đớn vì sỏi thận, sỏi mật, nhiều bệnh nhân tìm đến các bài thuốc dân gian được cho là “thần dược” có thể “bài sỏi tức thời”… Đây là cách làm rất thiếu khoa học, bởi theo TS Vũ Nguyễn Khải Ca, Trưởng khoa Phẫu thuật tiết niệu (BV Việt Đức, Hà Nội): “Ngay cả những bài thuốc Nam cũng chỉ giúp cơ thể bài thải những cặn sỏi, chứ không giúp làm tan sỏi lớn. Một số loại thuốc được quảng cáo tan sỏi nhưng trên thực tế chỉ có tác dụng… lợi tiểu”.

3. Tham khảo thuốc của người đã từng mắc bệnh

Người ta thường nói “có bệnh vái tứ phương”, thế nên nhiều bệnh nhân tìm hiểu hoặc theo chỉ dẫn của những người xung quanh, cố gắng uống nhồi nhét và thử nhiều loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên việc chúng ta uống quá nhiều loại thuốc sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, làm rối loạn hấp thụ, ảnh hưởng xấu đến gan và thận.

4. Chỉ cần uống thuốc là đủ

Đối với trường hợp sỏi có kích thước nhỏ (dưới 10mm), có thể điều trị bằng các phương pháp nội khoa, mà trong đó các thuốc có nguồn gốc dược liệu tỏ ra khá hiệu quả. Đối với trường hợp sỏi có kích thước lớn, các phương pháp hiện đại như mổ nội soi, tán sỏi thường được chỉ định. Tuy nhiên, để quá trình điều trị này đạt hiệu quả cao, bạn cũng cần kết hợp uống thuốc với một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

5. Đợi sỏi to rồi đi tán sỏi một lần… cho tiện

Nhiều bệnh nhân chủ quan không chịu điều trị ngay từ đầu mà ỷ lại vào tiểu phẫu tán sỏi. Thực tế là sỏi càng lớn, nguy cơ biến chứng càng nhiều và việc điều trị càng tốn kém hơn.Viên sỏi lớn lên có thể gây nghẽn đường tiết niệu, nếu kết hợp với tình trạng viêm nhiễm, bạn có thể bị suy thận cấp tính và mãn tính.

7 quan niệm sai lầm về điều trị sỏi thận, sỏi mật 1

Sỏi thận, sỏi mật có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

6. Không bị tái phát sau khi tán sỏi

Phương pháp tán sỏi chỉ giúp đánh tan những viên sỏi lớn chứ không thể ngăn cản quá trình hình thành sỏi về sau. Theo thống kê có đến khoảng một nửa số bệnh nhân phát hiện tái phát sỏi sau điều trị. Vì vậy, bệnh nhân phải phòng ngừa, tránh tái phát bằng cách thay đổi cách sống: ăn ít dầu mỡ, ít muối, uống 2 lít nước/ngày và thường xuyên tập thể dục.

7-quan-niem-sai-lam-ve-dieu-tri-soi-than-soi-mat

Điều trị sỏi không dứt điểm và kịp thời dễ gây suy thận

7. Dùng kim tiền thảo là trị được sỏi

7 quan niệm sai lầm về điều trị sỏi thận, sỏi mật 3

Kim tiền thảo giúp tống sỏi nhưng tác dụng giảm đau, kháng viêm khá hạn chế

Kim tiền thảo có tác dụng ức chế sự hình thành sỏi nhưng tác dụng giảm đau, kháng viêm khá hạn chế. Bệnh nhân nên sử dụng kim tiền thảo phối hợp với tác dụng lợi tiểu của Bạch mao căn, tác dụng tăng tiết mật, kích thích tăng co bóp của Nhân trần, Binh lang, Đại hoàng; tác dụng kháng sinh, kháng viêm của Hoàng cầm, Uất kim và tác dụng giảm đau của Mộc hương, Chỉ thực, Hậu phát.

Kết:

Sỏi tiết niệu nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại những biến chứng hết sức nguy hiểm. Xóa bỏ những quan niệm sai lệch về bệnh sẽ giúp bạn có cái nhìn khoa học hơn để có thể phòng ngừa và điều trị căn bệnh này thật dễ dàng.

 Theo Saga / Trí Thức Trẻ

Từ khóa: ·