Mở rộng cửa cho thực phẩm “bẩn”?
Hiện nay, thực trạng các doanh nghiệp (DN) lạm dụng “tạm nhập tái xuất” nhằm tuồn hàng vào thị trường nội địa đang là mối lo ngại lớn. Phần nhiều các loại thực phẩm theo dạng “tạm nhập tái xuất” đều là hàng kém chất lượng nên giá thấp hơn hàng thông thường từ 40 -50%. Nguồn hàng này nếu đưa trót lọt ra thị trường nội địa thì các DN thu được mức lãi rất cao. Cũng vì lẽ đó mà nhiều DN đã bỏ qua những nguy hại về sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng phải loại thực phẩm kém chất lượng này.
Liên tiếp phát hiện hàng nhập “bẩn”
Tuy nhiên, Cơ quan Thú y vùng II sau khi lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra đã phát hiện chất lượng của lô hàng không đảm bảo chất lượng ATVSTP. Trong biên bản kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm ngày 20/9 của cơ quan thú y ghi rõ: “Trên bao bì sản phẩm không có tem nhãn, không ghi ngày sản xuất, nguồn gốc xuất xứ… Các phiếu kiểm tra cảm quan cho thấy các mẫu kiểm tra đều có hiện tượng phân hủy, có mùi ôi và một số chỉ tiêu vi sinh vật vượt quá giới hạn cho phép, không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm để gia công chế biến làm thực phẩm cho người”.
![]() Thực phẩm “bẩn” tràn vào Việt Nam theo con đường “tạm nhập tái xuất”
gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
|
Quản lý còn lỏng lẻo?
![]() |
Theo lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, nguyên nhân là do tình trạng cấp phép tràn lan, trong khi thủ tục hải quan thì quy định vẫn như đối với hàng xuất nhập khẩu thông thường. Theo một lãnh đạo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cho biết, những mặt hàng thông dụng cho vào luồng xanh, những mặt hàng cần kiểm soát thì cho vào luồng đỏ. Luồng xanh chỉ kiểm soát một số, một tỷ lệ nhất định, còn lại cho đi hết. Luồng đỏ thì kiểm soát 100%. Do đó nhiều DN đã lợi dụng vào điểm này để gian lận.
Ngoài ra, thực tế hiện nay cho thấy số vụ gian lận, qua mặt cơ quan kiểm tra trong việc thực hiện hàng “tạm nhập tái xuất” là không nhỏ. Nguyên nhân là trước đây quá trình vận chuyển có sự áp tải của lực lượng chức năng. Còn hiện nay thì DN tự làm và tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển không có lực lượng hải quan giám sát lô hàng nên khả năng các lô hàng “bốc hơi” là rất dễ xảy ra.
Qua trên có thể thấy, thực trạng lợi dụng hàng “tạm nhập tái xuất” để trục lợi đang ngày càng xảy ra nhiều. Nguy hại nhất khi chính những lô hàng không đảm bảo chất lượng này lại phục vụ nhu cầu của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng trong nước. Rõ ràng khi tiêu thụ phải những loại hàng này sức khỏe người dân sẽ ảnh hưởng không tốt. Chính vì thế, các cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ và có biện pháp xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm để tránh những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe cho người tiêu dùng.
Ngọc Anh & Thu Hoài – Theo suckhoedoisong