Mang thai – Tuần thứ 6
Tuyến lệ,hàm và những nụ răng của bé đã định hình rồi nhé. Còn mẹ thì đã cảm thấy được một chút sự tồn tại của bé trong cơ thể mình, mẹ nghén nặng và ngực căng lên thấy rõ nữa.
Nhật ký bé trong bụng mẹ – Tuần thứ 6
Ngày thứ 36: Miệng của bé đã có môi và bắt đầu hình thành lưỡi trong ngày hôm nay.
Mẹ làm cho con: Ngày nay, việc lưu trữ tế bào gốc dây rốn của trẻ khi sinh ra đã trở nên phổ biến và trở thành một hình thức bảo hiểm sinh học cho bé về sau và cả người thân trong gia đình. Ngay từ lúc này, mẹ có thể tìm hiểu phương pháp này và quyết định đăng ký lưu tế bào gốc dây rốn của bé tại các ngân hàng tế bào gốc dây rốn.
Ngày thứ 37: Hôm nay, bé đã có hàm trên và hàm dưới rồi đấy mẹ ạ!
Mẹ làm cho con: Đừng tiếc những thức ăn để trong tủ lạnh nhiều ngày và những thức ăn không tươi lắm, đây là lúc mẹ cần cẩn trọng để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Nhật ký thai kỳ – tuần thứ 6 (Ảnh: Babycenter)
Ngày thứ 38: Những nụ răng đã xếp hàng bên trong miệng của bé, chúng chính là khởi đầu cho những chiếc răng nguyên thủy của bé. Bạn có thể sẽ không thấy răng của bé xuất hiện cho đến khi bé được sáu tháng tuổi.
Mẹ làm cho con: Với các mẹ đang làm việc toàn thời gian, đây là lúc mà mẹ nghiên cứu về các chế độ bảo hiểm và nghỉ thai sản. Hãy chắc rằng tổ chức nơi mẹ làm việc thực hiện nghiêm túc chế độ thai sản và tạo điều kiện cho mẹ nghỉ sinh và trở lại công việc sau sinh.
Ngày thứ 39: Bé đang phát triển khả năng khóc. Tuyến lệ bắt đầu hình thành trong khóe mắt của em bé. Một ngày nào đó, những giọt nước mắt đó sẽ khiến mẹ có thể làm mọi thứ trên đời.
Mẹ làm cho con: Đây là tuần mà hầu hết các thai phụ sẽ đến các dịch vụ sản phụ khoa để thăm khám và đảm bảo rằng em bé trong bụng vẫn đang khỏe mạnh. Chăm sóc thai sản sớm là việc làm tiên quyết đến sức khỏe của em bé, vì vậy hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ ngay hôm nay, nếu như mẹ đã sẵn sàng.
Ngày thứ 40: Tai của nhà ngoại (hay nhà nội) sẽ truyền lại cho em bé. Tại thời điểm này, tai của bé sẽ thu thập tất cả các đặc điểm di truyền đặc thù.
Me làm cho con: Nếu có thể, mẹ hãy giúp bố tham gia với bạn nhiều hơn trong thời gian mang thai. Bất kể là đi khám thai cùng, đọc sách về sự phát triển của em bé, viết vài trang trên trang cá nhân, hãy bày cho bố cách để bố có thể thực hiện. Đừng thất vọng nếu bố dường như không suốt ngày nghĩ đến con. Hãy chấp nhận là bố không phải là trung tâm của việc này.
Ngày thứ 41: Ngón tay của bé lúc này đã dài hơn và trông ra dáng ngón tay hơn, sẽ không lâu nữa, một kiểu dấu vân tay sẽ xuất hiện trên 10 đầu ngón tay của bé.
Mẹ làm cho con: Đừng ngại ăn đồ béo khi mẹ đang mang thai. Mẹ nên tiêu thụ những loại chất béo tốt từ cá, các loại hạt, quả bơ, dầu thực vật. Các chất béo tốt này giúp xây dựng não bộ và hệ thần kinh của bé.
Ngày thứ 42: Nếu mẹ có thể thấy khuôn mặt nhìn nghiêng của bé, mẹ sẽ thoáng thấy chóp mũi của bé. Mẹ sẽ không thấy hai lỗ khí đang hình thành bên trong lỗ mũi. Chỉ 224 ngày nữa, bé sẽ có hơi thở đầu tiên của đời mình.
Mẹ làm cho con: Hãy bổ sung khoảng 5mg chất sắt vào khẩu phần ăn của mẹ để giúp thúc đẩy việc cung cấp tế bào hồng cầu cho bé.
Nhật ký mẹ mang thai – Tuần thứ 6

Mẹ phải đối phó với những cơn nghén nặng. Ảnh: Inmagine.
Ngày thứ 36: Sự mệt mỏi và chán ăn có thể lên đến đỉnh điểm với các mẹ vào ngày hôm nay. Chỉ cần một miếng hơi khó ăn đã có thể làm mẹ phải chạy vào nhà vệ sinh rồi.
Mẹ làm cho mẹ: Hãy để bản năng dẫn đường cho mẹ trong hôm nay và mọi ngày khác. Sự mệt mỏi và xu hướng từ chối các loại thực phẩm “mạo hiểm” trong suốt thời gian này là một cơ chế bảo vệ tự nhiên giúp đảm bảo các tác nhân bên ngoài không gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ.
Ngày thứ 37: Mẹ có thể thấy mệt và cần phải nghĩ kỹ hơn về mọi thứ mẹ ăn vào. Những người bán hàng ngoài chợ có thể nhìn mẹ lom lom vì mẹ cật vấn về nguồn gốc thực phẩm khi mua hàng.
Mẹ làm cho mẹ: Cắt giảm những thực phẩm và đồ uống mẹ vốn yêu thích nhưng khó tiêu, mẹ sẽ thấy rằng điều này khiến mẹ dễ chịu hơn. Một cách khiến cho việc ăn uống trong thai kỳ dễ chịu hơn chính là tìm ra cách nuông chiều bản thân mới. Hãy thử những thức uống không cồn đầy sáng tạo thay cho đồ uống có cồn và các món ăn vặt “thèm rỏ dãi”. Đừng lo, mẹ sẽ được dùng lại những thứ đó sau 229 ngày nữa thôi.
Ngày thứ 38: Bạn bè và đồng nghiệp của mẹ bắt đầu có thể nhận thấy vòng 2 của mẹ đang phình ra. Và mẹ thì bắt đầu thấy không còn thoải mái lắm với những chiếc quần thường ngày nữa.
Mẹ làm cho mẹ: Nếu mẹ vẫn chưa sẵn sàng mặc đồ bầu, hãy tận dụng những chiếc váy lưng chun và đầm liền suôn để tạo không gian thoải mái cho bé trong bụng mẹ. Mẹ có thể tìm mua các loại quần không dây kéo và có đai co giãn dành riêng cho các bà bầu.
Ngày thứ 39: Mẹ sẽ sớm cảm thấy một chút gì đó bên trong cơ thể mình chứng tỏ bé đang phát triển. Nếu hôm nay mẹ đi khám thai, hãy chuẩn bị tinh thần để kết nối với bé. Một khi mẹ thấy được trái tim nhỏ lung linh của bé, mẹ chắc chắn sẽ rất kinh ngạc. Nguy cơ sẩy thai của mẹ giảm đi khi mẹ đã nhìn thấy tim thai đập. Mẹ rõ ràng đã có ý niệm tốt hơn về việc mình đã tiến được bao xa: Trong nửa đầu của thai kỳ, siêu âm có thể dự đoán được khá chính xác tuổi thai của bé, xê xích khoảng 1 tuần.
Mẹ làm cho mẹ: Cùng với siêu âm, lần khám thai đầu tiên còn để xem lại lịch sử bệnh án của mẹ và gia đình, kiểm tra thể chất, sinh thiết tử cung, xác định ngày dự sinh. Hãy viết ra tất cả câu hỏi mà mẹ muốn hỏi bác sĩ nhé!
Ngày thứ 40: Mẹ có thể phải bỏ dở việc tập thể dục trước khi mẹ thấy buồn nôn và mệt mỏi mọi lúc mọi nơi.
Mẹ làm cho mẹ: Nếu mẹ tập thể dục thể chất hoặc chạy bộ, mẹ cần phải ngừng lại chỉ đơn giản vì mẹ đang mang thai. Mẹ có thể tập lại khi bác sĩ cho phép.
Ngày thứ 41: Mẹ có thể nhận thấy bầu ngực của mình lớn hơn so với tháng trước, ngay cả bạn đời cũng nhận thấy điều đó. Hãy chuẩn bị tinh thần là nó sẽ lớn hơn nữa trong kỳ thứ 2 của thai kỳ và thay đổi hình dáng sau thai kỳ.
Mẹ làm cho con: Mặc áo ngực cả ngày và đêm thật không dễ chịu chút nào nhưng nó sẽ giúp mẹ ngăn ngừa được tình trạng chảy xệ ngực là kết quả của việc mang thai.
Ngày thứ 42: Nghén nặng, bụng và ngực căng phồng, và / hoặc tình trạng kích động thái quá có thể khiến mẹ thật khó khăn để giấu mọi người là mình đang có thai.
Mẹ làm cho con: Hầu hết các mẹ sẽ tiết lộ việc mình có thai với cơ quan và đồng nghiệp vào khoảng tuần thứ 12-14 sau khi trễ kinh (khoảng tuần 10-12 của thai kỳ), nhưng nếu có quan hệ tốt với lãnh đạo và đồng nghiệp, hoặc các triệu chứng nghén thực sự ảnh hưởng đến công việc, mẹ có thể thông báo sớm với họ ngay từ thời điểm này vì họ có thể hỗ trợ bạn tốt hơn trong công việc.
NHẬT KÝ THAI KỲ
|
Tháng đầu tiên | Tuần 1 | Tuần 2 | Tuần 3 | Tuần 4 |
Tháng thứ hai | Tuần 5 | Tuần 6 | Tuần 7 | Tuần 8 |
Tháng thứ ba | Tuần 9 | Tuần 10 | Tuần 11 | Tuần 12 |
Tam cá nguyệt thứ hai – Tuần 13-28
Tháng thứ tư | Tuần 13 | Tuần 14 | Tuần 15 | Tuần 16 |
Tháng thứ năm | Tuần 17 | Tuần 18 | Tuần 19 | Tuần 20 |
Tháng thứ sáu | Tuần 21 | Tuần 22 | Tuần 23 | Tuần 24 |
Tháng thứ bảy | Tuần 25 | Tuần 26 | Tuần 27 | Tuần 28 |
Tam cá nguyệt thứ ba – Tuần 29-38
Tháng thứ tám | Tuần 29 | Tuần 30 | Tuần 31 | Tuần 32 | Tuần 33 |
Tháng thứ chín | Tuần 34 | Tuần 35 | Tuần 36 | Tuần 37 | Tuần 38 |
Nguồn: Webtretho (Countdown to baby)