Mang thai – Tuần thứ 34

Toàn thân bé bây giờ bao phủ một lớp lông tơ mềm, nó có nhiệm vụ bảo vệ và giữ ấm cho cơ thể bé. Tính đến thời điểm này, bé đã dài khoảng 50 cm rồi và xoay vòng luân phiên trong bụng mẹ. Về phần mẹ, dịch nhầy trong tử cung đã được đóng lại, xuất hiện máu báo và những cơn co thắt giả. Lời khuyên của bác sĩ sản khoa là mẹ nên đi dạo nhiều để việc sinh nở được dễ dàng hơn.

Nhật ký bé trong bụng mẹ – Tuần thứ 34


Hình ảnh thai nhi ở tuần thứ 34 – Ảnh: Babycenter

Ngày thứ 232: Bé có xu hướng dài ra, tính đến thời điểm này, bé đã dài khoảng 50 cm rồi đấy.

Mẹ làm cho bé: Mẹ nên mua cho bé một chiếc tủ nhỏ để bảo quản được đồ đạc và các vật dụng cần dùng cho bé nhé. Lưu giữ dấu tay, dấu chân của bé sau khi bé chào đời để làm kỷ niệm nhé, bạn sẽ thấy những “dấu ấn” ấy tuyệt diệu đến nhường nào khi sau này xem lại chúng.

Ngày thứ 233: Toàn thân bé bây giờ bao phủ một lớp lông mềm, nó bảo vệ và giữ ấm cho cơ thể bé.

Mẹ làm cho bé: Mẹ cần biết là trẻ sơ sinh thì chưa thể ra nắng trực tiếp, ít nhất là 6 tháng sau sinh bởi vì làn da bé sơ sinh cực kỳ nhạy cảm và mỏng manh. Điều đó cũng có nghĩa là nên hạn chế cho bé ra ngoài, nếu bất khả kháng, mẹ cần phải che chắn cẩn thận cho bé và bôi thêm kem chống nắng nữa.

Ngày thứ 234: Bấy giờ bé đã có thể biết mỉm cười trong bụng mẹ rồi đấy, tuy nhiên nụ cười ấy rất hiếm hoi, bởi nó sẽ không trở lại ít nhất là 4-6 tuần sau sinh. Mỉm cười là một trạng thái cảm xúc, thái độ của bé chỉ diễn ra bên trong bụng mẹ và dừng lại trong quá trình bé chào đời.

Mẹ làm cho bé: Dĩ nhiên cuộc sống bên ngoài phức tạp hơn nhiều đối với một đứa trẻ, đó là một giai đoạn chuyển tiếp đầy mới mẻ. Mẹ cần giữ an toàn và ấm áp cho bé, trò chuyện thật nhẹ nhàng với bé, không nên làm bé hoảng sợ với những động tác quá mạnh bạo.

Ngày thứ 235: Gương mặt bé phúng phính và mịn màng hơn. Do đó nếu có vết chàm, nó sẽ hiện lên rất rõ.

Mẹ làm cho bé: Một vài vết chàm là biểu hiện bất thường trong việc di chuyển của các tế bào ở kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, cũng có những nguyên nhân từ các mạch máu dưới da tụ lại. Khoảng 80% trẻ có những nốt chàm như thế sau khi chào đời, một số mất đi và một số thì sẽ “ở lại” suốt đời.

Ngày thứ 236: Bé xoay vòng luân phiên trong bụng mẹ và bây giờ rất có thể  bé đang “nằm ngược” trong bụng mẹ, tức là mông đang thay vị trí cho đầu bé (nếu bé ở ngôi mông).

Mẹ làm cho bé: Mẹ đã bao giờ nghe đến khái niệm External Cephalic Versionn  (ECV) chưa? Đây là một phương pháp mới, bác sĩ sẽ tiêm một mũi thuốc làm mềm cơ bụng, xoa bụng giúp thai nhi xoay đầu xuống để mẹ sinh bé dễ dàng hơn.

Ngày thứ 237: Sự phát triển của bé đến thời điểm này xem như là đã hoàn thiện.

Mẹ làm  cho bé: Khoảng 1/10 trẻ em ở Mỹ bị sinh sớm hoặc bố mẹ định ngày bé chào đời qua phương pháp sinh mổ. Dĩ nhiên là bé vẫn có thể nghe, nhìn, học, thở… bình thường nhưng sinh sớm làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn do sức đề kháng yếu hơn.

Ngày thứ 238: Bé liên tục tăng cân trong những tuần cuối. Đến thời điểm này bé tăng khoảng 28.35 g/ngày.

Mẹ làm cho bé: Nếu sinh thường và không có gì rắc rối thì đầu bé sẽ lọt qua khe sinh một cách nhẹ nhàng và cuộc vượt cạn thành công. Nếu sinh mổ thì có lẽ sẽ nhanh hơn một chút.

Nhật ký mẹ mang thai – Tuần thứ 34

Ngày thứ 232: Bé lớn thêm và lớn thêm mỗi ngày, điều này khiến mẹ lo sợ bé không lọt qua “khe sinh”.

Mẹ làm cho mẹ: Nếu mẹ bị rách âm hộ khi sinh bé, bác sĩ sẽ dùng một  loại tinh dầu massage và thoa vào chỗ rách đó để xoa dịu cơn đau, sau đó sẽ khâu lại để giữ thẩm mỹ cho mẹ.

Ngày thứ 233: Có một điều mà mẹ đã không gặp suốt từ lúc mang thai, đó là chu kỳ nguyệt san mỗi tháng trước khi chưa có bé. Giờ là lúc mẹ có thể gặp lại hiện tượng chảy máu ấy, nhưng không phải là kinh nguyệt mà là máu báo sinh kèm dịch nhầy ở tử cung, hiện tượng này có thể kéo dài từ 2-6 tuần.

Mẹ làm cho mẹ: Chuẩn bị cho tất cả những vấn đề hậu sản từ bây giờ là vừa rồi đó mẹ, mẹ có thể mang một vài thứ ở bệnh viện về dùng, ví dụ như tampon, bông, gạc… Mẹ cũng đừng để bị nhiễm trùng và hơn nữa đừng để những suy nghĩ lo lắng, stress tấn công tinh thần nhé.

Ngày thứ 234: Braxon Hicks, những cơn co thắt giả diễn ra thường xuyên hơn ở thời gian này.

Mẹ làm cho mẹ: Cứ chuẩn bị tâm thế cho một cuộc sinh nở thật, trong tư thế sẵn sàng lâm bồn mẹ nhé. Hãy can đảm lên!

Webtretho_Nhat ky thai ky tuan thu 34

Hãy đi dạo nhiều để việc sinh nở được dễ dàng hơn. Ảnh: Inmagine.

Ngày thứ 235: Mẹ đang nghĩ là đến cân nặng  của mình? Không sao cả, với một chút nỗ lực sau khi sinh, mẹ sẽ lấy lại “phom” nhanh thôi.

Mẹ làm cho mẹ: Mẹ mong cân nặng sẽ giảm đi ngay sau sinh? Điều này đòi hỏi sự nhẫn nại của mẹ đấy. Nếu mẹ dùng phương pháp sinh mổ thì mẹ phải mất ít nhất 6 tuần phục hồi rồi mới có thể bắt tay vào tập thể dục giảm cân được.

Ngày thứ 236: Dịch nhầy trong tử cung mẹ đã được đóng lại.

Mẹ làm cho mẹ: Một dấu hiệu mới là tử cung sẽ mở ra ít nhất vài ngày để dịch nhầy đi ra ngoài âm đạo, chuẩn bị cho công cuộc sinh nở, có khi kèm cả một chút máu .

Ngày thứ 237: Mẹ cảm thấy mình thành người khổng lồ mất rồi, cũng phải thôi, mẹ mang vác trên mình 12-16kg mà. Đây là mức cân nặng của những tuần thai nghén cuối.

Mẹ làm cho mẹ: Hãy luôn tự ghi nhớ là phải bảo đảm sức khỏe thật tốt cho công cuộc “lâm bồn” mẹ nhé.

Ngày thứ 238: Để sinh nở dễ, mẹ nên đi bộ nhiều hơn để cơ thể dẻo dai, chân và vùng mắt cá chân cũng bớt nhức hơn.

Mẹ làm cho mẹ: Dù chỉ đi bộ ngắn thôi cũng giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, tăng cường khả năng tiêu hóa,  cải thiện tâm trạng và dễ sinh con hơn.

 

NHẬT KÝ THAI KỲ
Bảng tra cứu theo tuần thai

Tam cá nguyệt đầu tiên – Tuần 1-12

Tháng đầu tiên Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
Tháng thứ hai Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8
Tháng thứ ba Tuần 9 Tuần 10 Tuần 11 Tuần 12

Tam cá nguyệt thứ hai – Tuần 13-28

Tháng thứ tư Tuần 13 Tuần 14 Tuần 15 Tuần 16
Tháng thứ năm Tuần 17 Tuần 18 Tuần 19 Tuần 20
Tháng thứ sáu Tuần 21 Tuần 22 Tuần 23 Tuần 24
Tháng thứ bảy Tuần 25 Tuần 26 Tuần 27 Tuần 28

Tam cá nguyệt thứ ba – Tuần 29-38

Tháng thứ tám Tuần 29 Tuần 30 Tuần 31 Tuần 32 Tuần 33
Tháng thứ chín Tuần 34 Tuần 35 Tuần 36 Tuần 37 Tuần 38

Nguồn: Webtretho (lược dịch) Theo Countdown to baby