Mang thai – Tuần thứ 28
Bé giờ nặng khoảng 1.35kg và dài khoảng 38 cm, móng tay và móng chân bé đã phát triển hoàn thiện và ngày một dài ra. Vỏ não của bé đang phát triển để hỗ trợ bộ nhớ và ý thức, đồng thời máu đã vận chuyển đến gan và tủy sống. Lúc này, rốn mẹ đã nhô hẳn lên, khung sườn giãn rộng và mẹ sẽ thường cạn kiệt sinh lực vào cuối ngày.
Nhật ký bé trong bụng mẹ – Tuần thứ 28
Ngày thứ 190: Toàn bộ cơ thể bé phủ một lớp lông tơ, nó như một chiếc áo khoác bao bọc hoàn toàn cơ thể bé.
Mẹ làm cho bé: Cần phải tìm sẵn một bác sĩ nhi khoa cho bé để có thể cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn giúp mẹ tư thế cho bé bú, lịch tiêm chủng và cách sử dụng các loại thuốc kháng sinh…
Ngày thứ 191: Làn da bé xuất hiện một ít nếp nhăn, tuy nhiên bé đang lớn lên và trông mũm mĩm hơn mỗi ngày.
Mẹ làm cho bé: Núm vú giả là vật dụng phổ biến của hầu hết trẻ con nhưng một số bố mẹ vẫn lưỡng lự vì lo sợ bé quen dùng núm giả và không chịu bú mẹ. Thật ra núm vú giả là một cách trấn an trẻ khá tốt và một số trẻ còn nhai khi bé đói. Hãy chuẩn bị sẵn cho bé.
Ngày thứ 192: Móng tay và móng chân bé đã phát triển hoàn thiện và ngày một dài ra.
Mẹ làm cho bé: Mẹ nên đăng ký và lên danh sách mua những vật dụng cá nhân cho bé ngay từ bây giờ. Đầu tiên là một chiếc bấm móng tay nhỏ, đặc điểm móng tay của bé sơ sinh là bè ra và mềm nên mẹ cũng dễ vệ sinh cho bé.
Ngày thứ 193: Bé giờ nặng khoảng 1.35kg và dài khoảng 38 cm.
Mẹ làm cho bé: Ngày sinh nở cũng đã cận kề, mẹ có thể yêu cầu lựa chọn phương pháp sinh không đau hoặc các biện pháp giảm đau trong quá trình sinh nở. Đa phần thai phụ phân vân giữa việc sinh con theo cách tự nhiên không dùng thuốc (phối hợp áp dụng cách thở chuyển dạ và thư giãn là phổ biến) hay phương pháp sinh không đau nhờ gây tê ngoài màng cứng. Hơn 50% thai phụ ở Mỹ chọn phương pháp gây tê này.
Ngày thứ 194: Mắt bé đã có thể cảm nhận và hướng về phía có ánh sáng.
Mẹ làm cho bé: Khi bé mới ra đời, bé chỉ có thể nhìn thấy vài vật ở cự ly gần và ở trước mặt bé. Dĩ nhiên thật dễ thương nếu bé được nhìn ngắm gương mặt của bố mẹ lần đầu.
Ngày thứ 195: Vỏ não của bé đang phát triển để hỗ trợ bộ nhớ và ý thức. Những điều này chính là biểu hiện của việc nghe ngóng và cảm nhận sự vật sau khi bé chào đời.
Hình ảnh thai nhi ở tuần 28 – Ảnh: Babycenter
Mẹ làm cho bé: Hãy vỗ về bé bằng những bài hát ru dịu êm, để bé cảm nhận được sự tình cảm đặc biệt mà mẹ dành cho bé từ thế giới bên ngoài.
Ngày thứ 196: Máu đã vận chuyển đến gan và tủy sống của bé.
Mẹ làm cho bé: Bé cần được bổ sung acid folic và vitamin để tăng trưởng và tiếp tục tạo máu. Mẹ nên ăn nhiều rau củ trong bữa ăn hàng ngày như rau chân vịt, cải bó xôi..
Nhật ký mẹ mang thai – Tuần thứ 28
Ngày thứ 190: Dây chằng đã bớt căng so với trước và chân mẹ có thể duỗi rộng hơn.
Mẹ làm cho mẹ: Đây là khoảng thời gian nếu mẹ đi shopping thì việc chọn một đôi giày mới là nhu cầu chính đáng, đôi giày đế bệt sẽ tiện lợi và an toàn vì nó giúp mẹ giữ thăng bằng và di chuyển dễ dàng hơn trong tư thế bầu bí.
Ngày thứ 191: Tâm trạng của mẹ lại trở về giống như ở kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, ít phút trước còn ôm điện thoại khóc lóc thì chỉ một chốc sau đã la hét ông xã vì một lý do linh tinh nào đó, ít phút sau lại đã cười nói vui vẻ…
Mẹ làm cho mẹ: Điều đầu tiên là hãy bảo toàn sự cân bằng trong tâm trí, những thay đổi tâm trạng trên là kết quả của lượng hormone thai kỳ tăng lên. Mối băn khoăn, lo lắng gia tăng là bởi thời hạn sinh nở sắp đến gần và việc cằn nhằn, bực dọc suốt kỳ tam cá nguyệt thứ ba là điều tất yếu. Một cách để thoát ra khỏi tâm trạng đầy chán chường, thất vọng là di dạo, nằm thư giãn, nghe nhạc một mình hoặc trò chuyện với bạn tâm giao.
Ngày thứ 192: Dường như cơ thể mẹ cũng bị kéo căng cho xứng với độ trưởng thành của bé. Tuy nhiên thực chất tử cung của mẹ đã giãn đủ mức cần thiết. Chỉ có phía dưới khung xương sườn là giãn rộng ra một chút để bé lớn lên.
Mẹ làm cho mẹ: Bây giờ đỉnh tử cung dài khoảng 10.16cm và rốn nhô hẳn lên, mẹ cảm nhận được những cú thúc của bé từ bụng lên khung xương sườn. Một vài cú thúc đạp này có thể sẽ gây khó chịu, gây đau. Cố gắng khuyến khích bé chuyển động và lặp lại những động tác trên, điều đó chứng tỏ bé đang rất khỏe mạnh. Tránh ăn những thức ăn gây kích thích bé như kem và thức uống lạnh.
![Nhat ky thai ky - tuan thu 28](https://www.webtretho.com/wttnews/wp-content/uploads/2011/02/mtsn_230_w28.jpg)
Mẹ nên uống nhiều nước để duy trì lượng ối cần thiết. Ảnh: Inmagine.
Ngày thứ 193: Trong ngày, có khoảng nửa lít dịch ối được duy trì trong tử cung của mẹ. Mỗi giờ, mẹ cần bổ sung vào cơ thể một lượng nước cần thiết vì để bảo đảm cho lượng ối vừa đủ.
Mẹ làm cho mẹ: Uống thật nhiều nước trong thai kỳ giúp làm đầy nước ối trong tử cung của mẹ. Giúp bảo vệ mẹ khỏi chứng tăng huyết áp, nhiễm trùng đường tiết niệu và sinh non.
Ngày thứ 194: Mẹ sẽ nghe những tiếng nổ lóc bóc trong dạ dày vì sự tử cung co bóp và lớn thêm, đặc biệt là khi bắt đầu dùng bữa.
Mẹ làm cho mẹ: Những bữa ăn lớn ở kỳ tam cá nguyệt thứ 3 có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu, chướng bụng, táo bón… Nên chia nhỏ bữa ăn, bổ sung chất xơ bằng ngũ cốc và các loại rau quả tươi.
Ngày thứ 195: Khung xương sườn (lồng ngực) của mẹ giãn rộng hơn để nạp thêm lượng oxygen cho bé. Đây là nguyên nhân khiến mẹ phải thở sâu hơn bình thường và cũng có thể gia tăng dung tích của phổi.
Mẹ làm cho mẹ: Nếu có kế hoạch cho bé bú sữa mẹ thì mẹ cần mua loại áo ngực chuyên dụng. Nhớ là phải mua loại nâng được bầu ngực, rộng thoáng, thấm hút tốt và vừa với kích cỡ của mẹ.
Ngày thứ 196: Cứ tầm khoảng 3 giờ chiều, mẹ sẽ cảm thấy cạn kiệt hết sinh lực. Lý do là me phải mang vác một chiếc bụng nặng nề đồng thời phải duy trì sự phát triển của cả hai mẹ con mỗi ngày.
Mẹ làm cho mẹ: Hãy nghỉ ngơi, ăn vài món ăn nhẹ, uống 1 ly sữa nóng và đi ngủ sớm. Giữ cho tinh thần luôn thư giãn mẹ nhé! Cảm giác kiệt sức kia sẽ nhanh chóng qua mau thôi.
NHẬT KÝ THAI KỲ
|
Tháng đầu tiên | Tuần 1 | Tuần 2 | Tuần 3 | Tuần 4 |
Tháng thứ hai | Tuần 5 | Tuần 6 | Tuần 7 | Tuần 8 |
Tháng thứ ba | Tuần 9 | Tuần 10 | Tuần 11 | Tuần 12 |
Tam cá nguyệt thứ hai – Tuần 13-28
Tháng thứ tư | Tuần 13 | Tuần 14 | Tuần 15 | Tuần 16 |
Tháng thứ năm | Tuần 17 | Tuần 18 | Tuần 19 | Tuần 20 |
Tháng thứ sáu | Tuần 21 | Tuần 22 | Tuần 23 | Tuần 24 |
Tháng thứ bảy | Tuần 25 | Tuần 26 | Tuần 27 | Tuần 28 |
Tam cá nguyệt thứ ba – Tuần 29-38
Tháng thứ tám | Tuần 29 | Tuần 30 | Tuần 31 | Tuần 32 | Tuần 33 |
Tháng thứ chín | Tuần 34 | Tuần 35 | Tuần 36 | Tuần 37 | Tuần 38 |
Nguồn: Webtretho (lược dịch) Theo Countdown to baby