Mang thai – Tuần thứ 26

Xin chúc mừng mẹ, mẹ sắp đặt chân sang tam cá nguyệt thứ ba rồi và sẽ sớm được ôm bé trong vòng tay thôi, tuy nhiên mẹ sẽ lại gặp lại những triệu chứng khó chịu như ợ nóng, vọp bẻ. Còn bé thì sao? Bé tăng dần lượng mỡ và cơ bắp. Tuyệt vời hơn, nếu đấy là trai thì bìu bây giờ đã có tinh hoàn. Nếu là bé gái thì môi âm hộ đã phát triển nhưng nó chưa sắp xếp vào chung với âm vật cho đến vài tuần sau nữa.

Nhật ký bé trong bụng mẹ – Tuần thứ 26


Hình ảnh thai nhi ở tuần thứ 26 – Ảnh: Babycenter

Ngày thứ 176: Bé bây giờ đã nặng khoảng 1.1kg

Mẹ làm cho bé: Nếu xác định cho bé bú thì mẹ cũng sẽ cảm thấy hơi khó khăn để định lượng được bao nhiêu sữa mà bé cần dùng. Mẹ chỉ cần cho bé bú đến lúc bé no và tự rời vú mẹ là được. Một số bố mẹ thường đầu tư thêm một chiếc cân đĩa để đo cân nặng của bé.

Ngày thứ 177: Bên trong tử cung mẹ, da của bé chuyển màu đỏ và được bao bọc một chất nhờn, lớp nhờn ấy không thấm nước.

Mẹ làm cho bé: Mua sẵn cho bé các vật dụng cần thiết để có thể thực hiện lễ rửa tội cho bé sau khi bé chào đời (nếu mẹ theo đạo Thiên chúa).

Ngày thứ 178: Phổi của bé ngày càng hoàn thiện hơn và chỉ chờ ra bên ngoài để thở khí trời.

Mẹ làm cho bé: Nếu mẹ dự tính mua giường cũi cho bé thì mẹ cũng cần cân nhắc xem loại nào tốt nhất, sắp xếp giường bé bên cạnh giường mẹ và theo dõi chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS).

Ngày thứ 179: Tóc trên đầu bé đang mọc lên đều đặn.

Mẹ làm cho bé: Các nhà chuyên môn khuyên mẹ nên mua các loại bình sữa bằng thủy tinh thay vì bằng nhựa vì sợ chất BPA có trong nhựa gây ra những một số bệnh nghiêm trọng cho bé.

Ngày thứ 180: Nếu bé là trai thì bìu bây giờ đã có tinh hoàn. Nếu là bé gái thì môi âm hộ đã phát triển nhưng nó chưa sắp xếp vào chung với âm vật cho đến vài tuần sau nữa.

Mẹ làm cho bé: Cho đến lúc dây rốn được cắt đi và khô hẳn (1-3 tuần sau sinh). Mẹ mới có thể tắm cho bé bằng một miếng bọt mềm và lau xung quanh vùng rốn đó. Rốn bé cần phải được giữ khô và ngăn chặn viêm nhiễm. Đặt bé nằm ngửa, dội tia nước nhẹ và sử dụng xà phòng dành cho trẻ sơ sinh chấm nhẹ vào cơ thể bé rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Phải chắc chắn một điều là bé được giữ ấm, bé không cần tắm quá nhiều, 1 lần 1 tuần là đủ, còn lại mẹ có thể lau rửa nhẹ nhàng. Tắm nhiều cũng khiến làn da bé nhạy cảm và dễ khô hơn.

Ngày thứ 181: Bé tăng lượng mỡ và cơ bắp lên trong ngày hôm nay

Mẹ làm cho bé: Nước trái cây đóng hộp sẽ mất hết vitamin C chứa trong nó, thực phẩm đóng hộp thì mất hết chất dinh dưỡng. Đó là lý do mà mẹ cần ăn thực phẩm và rau quả tươi để tăng cường dinh dưỡng cho cả 2 mẹ con. .

Ngày thứ 182: Tay bé có thể gác lên trán được rồi, đây là một tư thế hoàn toàn mới của thai nhi.

Mẹ làm cho bé: Mẹ nên uống nhiều nước để máu và chất dinh dưỡng tỏa đi nuôi cơ thể được dễ dàng hơn. Cố gắng uống 8 ly nước mỗi ngày, có thể thay thế nước trái cây không đường hoặc sữa.

Nhật ký mẹ mang thai – Tuần thứ 26

Ngày thứ 176: Xin chúc mừng mẹ, mẹ sắp chân sang tam cá nguyệt thứ 3 rồi và sẽ sớm được ôm bé trong vòng tay rồi. Tuy nhiên chứng ợ nóng lại trở về khiến mẹ lại phải khó chịu, mẹ cần ăn những thức ăn thanh đạm, tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, phô mai…

Mẹ làm cho mẹ: Với tam cá nguyệt thứ 3, mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận trực tiếp mọi cử động của thai nhi cả ngày và đêm. Đó chắc hẳn là một trải nghiệm thú vị mà bản năng làm mẹ có thể tự cảm nhận được.

Ngày thứ 177: Ngày này, một vài người sẽ ghẹo rằng mẹ là “người khổng lồ” bởi chiếc bụng trông đã quá cỡ. Đôi khi thoáng qua gương, mẹ sẽ tự hỏi: Có phải mình đây không?

Mẹ làm cho mẹ: Cách tốt nhất để giữ được cân nặng và thân thể ít thay đổi nhất khi mang thai trong vài tháng tới là duy trì quan điểm của mình. Dĩ nhiên là mẹ sẽ chẳng thể như thế mãi mãi và cũng không thể phủ định dư luận được, tốt nhất là hãy tự tin vào bản thân và tự hào về điều đó, mẹ đang làm một nhiệm vụ hết sức vinh quang mà.

 

Webtretho_mtsn_500
Thai phụ nên ăn nhiều rau củ chứa vitamin C. Ảnh: Inmagine.

 

Ngày thứ 178: Mặc dù sinh con là một việc mà hầu hết các phụ nữ phải trải qua, thế nhưng nó là một trải nghiệm khó khăn và mẹ sẽ phải hoang mang nhiều, trong đó phải kể đến là biện pháp rạch tầng sinh môn để em bé dễ dàng chào đời hơn.

Mẹ làm cho mẹ: Thay vì ngồi lo lắng các vấn đề sinh nở, mẹ hãy tập trung theo học các lớp học tiền sản để thực hành cách thở hỗ trợ cho tiến trình chuyển dạ và tập các bài tập Kegel. Phương pháp này nên thực hiện đều đặn mỗi ngày, 20 -30 phút, nó giúp khung xương chậu và vòng cơ âm đạo, hậu môn và niệu đạo săn chắc hơn. Do đó mẹ sẽ sinh nở dễ dàng hơn mà không cần phải dùng đến thủ thuật rạch tầng sinh môn.

Ngày thứ 179: Xin chúc mừng các mẹ, những người vẫn có thể tận hưởng chuyện gối chăn một cách viên mãn ở tam cá nguyệt thứ 3 này. Đó là một cách giải tỏa stress hữu hiệu nhất của hầu hết các thai phụ. Sự chia sẻ và tương tác với bố bé luôn làm cho mẹ cảm thấy yên lòng nhất.

Mẹ làm cho mẹ: Hãy cho bố bé biết cảm giác là mẹ muốn “gần gũi” với anh, không nên quá bận tâm về những việc khác. Cùng nhau tắm nước ấm, massage cho nhau và thống nhất về tư thế sex thoải mái nhất mà cả 2 cùng muốn vì sex là một phương thức dễ dàng giúp máu lưu thông tốt hơn.

Ngày thứ 180: Mẹ sẽ dễ cáu và hay càu nhàu, rên rỉ khi thức dậy trên trường kỷ hoặc trên giường.

Mẹ làm cho mẹ: Mẹ nên suy nghĩ về phương pháp sinh con với một trái bóng, đây là phương pháp còn khá mới mẻ và chỉ phổ biến ở Mỹ. Các thai phụ người Việt thường chỉ chọn cách thức sinh nở truyền thống mà thôi.

Ngày thứ 181: Mẹ lại thấy xuất hiện những sợi tĩnh mạch màu đỏ chằng chịt dưới chân, mặt, cổ, tay…Đây cũng là triệu chứng có tính di truyền mà nguyên nhân là do lượng máu tăng lên và lưu thông không kịp khiến nó bị vỡ ra.

Mẹ làm cho mẹ: Hãy ăn thật nhiều rau quả chứa vitamin C (chất này giúp tĩnh mạch khỏe và dẻo dai) đồng thời thường xuyên xoa bóp, co duỗi chân sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng này.

Ngày thứ 182: Tâm trạng mẹ có phần phấn chấn hơn, đột nhiên mẹ thấy tự hào về hình thể của mình và hạnh phúc khi là tâm điểm chú ý.

Mẹ làm cho mẹ: Mẹ có quyền thưởng cho mình cảm giác đó, có thể quay phim hoặc chụp hình lại những thay đổi suốt thời gian mang thai để làm một cuốn album lưu niệm và là món quà tinh thần tuyệt vời cho bé sau này.

 

NHẬT KÝ THAI KỲ
Bảng tra cứu theo tuần thai

Tam cá nguyệt đầu tiên – Tuần 1-12

Tháng đầu tiên Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
Tháng thứ hai Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8
Tháng thứ ba Tuần 9 Tuần 10 Tuần 11 Tuần 12

Tam cá nguyệt thứ hai – Tuần 13-28

Tháng thứ tư Tuần 13 Tuần 14 Tuần 15 Tuần 16
Tháng thứ năm Tuần 17 Tuần 18 Tuần 19 Tuần 20
Tháng thứ sáu Tuần 21 Tuần 22 Tuần 23 Tuần 24
Tháng thứ bảy Tuần 25 Tuần 26 Tuần 27 Tuần 28

Tam cá nguyệt thứ ba – Tuần 29-38

Tháng thứ tám Tuần 29 Tuần 30 Tuần 31 Tuần 32 Tuần 33
Tháng thứ chín Tuần 34 Tuần 35 Tuần 36 Tuần 37 Tuần 38

Nguồn: Webtretho (lược dịch) / Theo Countdown to baby