Mang thai – Tuần thứ 19
Ở tuần thai này, cách thức đo cho bé sẽ không tính chiều dài từ đầu đến mông như trước mà sẽ tính từ đầu đến gót chân. Do đó chiều dài của bé bây giờ khoảng 8.5 inches (22 cm) và nặng khoảng 340gr. Riêng mẹ thì đột nhiên thay đổi cảm giác từ chán ăn sang thèm nhiều thứ, đây cũng là thời điểm mẹ cảm nhận rõ rệt những cử động bên trong của bé.
Nhật ký bé trong bụng mẹ – Tuần thứ 19
Ngày thứ 127: Đến thời điểm, cách thức đo cho bé sẽ không tính chiều dài từ đầu đến mông như trước mà sẽ tính từ đầu đến gót chân. Do đó chiều dài của bé bây giờ khoảng 8.5 inches (22 cm).
Mẹ làm cho bé: Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc…qua blog, nhật ký…để sau này khi bé lớn, bé càng cảm nhận thêm tình yêu của mẹ và bố dành cho bé từ những ngày còn trong bụng.
Ngày thứ 128: Hôm nay mí mắt của bé ngừng phát triển.
Mẹ làm cho bé: Bởi vì khi ra đời, các cơ quan trên cơ thể bé vẫn phối hợp với nhau cùng phát triển, bé có thể gãi, bấu móng tay lên mặt và mắt, đây chính là lý do mẹ cần sắm sẵn cho bé ít nhất là một đôi găng tay bằng vải cotton để tránh những lúc bé huơ tay chân lung tung và không may chạm vào mắt.
Ngày thứ 129: Bé uống và hấp thu nhiều hơn lượng nước ối vào cơ thể đồng thời thải ra qua hệ tiêu hóa riêng của mình. Thận của bé cũng lọc chất thải nhưng bé vẫn cần sự hỗ trợ tích cực qua thận của mẹ.
Hình ảnh thai nhi ở tuần 19 – Ảnh: Babycenter
Mẹ làm cho bé: Thận của bé vẫn còn phụ thuộc vào mẹ vì thế mẹ phải giữ cho thận của mình được khỏe và không bị viêm nhiễm. Giữ vệ sinh sạch sẽ, mặc quần lót bằng vải cotton thoáng sạch, uống nhiều nước trong và hạn chế nước ngọt đồng thời đi vệ sinh trước hoặc sau khi quan hệ tình dục.
Ngày thứ 130: Đầu bé phát triển chậm lại trong khi cơ thể thì tăng trưởng rất đáng kể. Khung xương lớn và phát triển hơn đặc biệt là trong tháng này.
Mẹ làm cho bé: Đó là lý do mà mẹ cần phải tăng cường lượng canxi nếu bé chưa nhận đủ. Nên ăn những thức ăn giàu canxi như hải sản, các loại đậu với tiêu chuẩn khoảng 1000mg/ngày.
Ngày thứ 131: Hôm nay bé nặng khoảng 12 ounces (340 gr).
Mẹ làm cho bé: Hầu hết bác sĩ sẽ khuyên các thai phụ nên tránh xa một số loài động vật nuôi trong nhà, lý do là để tránh nhiễm một số bệnh nguy hiểm cho cả mẹ và bé từ những loại bọ ký sinh. Theo khảo sát, trên 90% thai phụ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn hình que salmonella, nguyên nhân của các chứng sẩy thai, thai lưu và sinh non.
Ngày thứ 132: Không có vấn đề gì nghiêm trọng với mái tóc của bé cả, bấy giờ tóc bé chỉ là những sợi tơ trắng và rất ngắn.
Mẹ làm cho bé: Nếu mẹ muốn tăng lượng canxi mà bé cần thì mẹ nên lưu ý đến loại sữa mà bé dùng bởi rất có thể bé sẽ bất dung nạp lactose. Nguồn canxi thay thế sữa có nhiều trong xương cá mòi, cá ngừ, đậu hũ, đậu nành, nước cam và các loại rau lá xanh.
Ngày thứ 133: Những nếp gấp nhỏ trên da bé sẽ mất đi khi bé có đủ lượng mỡ mà cơ thể bé cần.
Mẹ làm cho bé: Duy trì trọng lượng quá nhẹ khi mang thai có thể khiến cơ thể thiếu thốn nguồn dinh dưỡng cốt yếu giúp bé tăng trưởng. Nếu mẹ không tăng cân, hãy tích cực bổ sung thêm thực phẩm giàu calories như váng sữa, rau củ, bơ…và những thức ăn giàu chất béo như cá hồi và thịt đỏ.
Nhật ký mẹ mang thai – Tuần 19
Ngày thứ 127: Nếu ngực mẹ nhỏ, dĩ nhiên mẹ sẽ phân vân không biết liệu có đủ sữa cho bé bú hay không.
![Webtretho_mtsn_230_w19](https://www.webtretho.com/wttnews/wp-content/uploads/2010/12/mtsn_230_w19.jpg)
Mẹ sẽ trông quyến rũ hơn và có cảm giác thèm ăn nhiều thứ hơn. Ảnh: Inmagine.
Mẹ làm cho mẹ: Mẹ hãy thư giãn nhé, kích thước của ngực không quyết định được lượng sữa đâu. Nói một cách thỏa đáng thì việc sản xuất sữa phụ thuộc hoàn toàn vào sức khỏe và dinh dưỡng của mẹ.
Ngày thứ 128: Rất nhiều mẹ đến thời điểm này sẽ ham muốn tình dục nhiều hơn với chồng, tuy nhiên cảm giác bất tiện và khó thỏa mãn với tư thế thông thường do chiếc bụng gây ra.
Mẹ làm cho mẹ: Mẹ hãy học cách chấp nhận nó và rồi mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Hãy đổi tư thế thông thường thành tư thế úp thìa hoặc sử dụng một chiếc ghế…Trò chuyện, trao đổi cùng nhau để tìm ra một tư thế thích hợp và thoải mái nhất.
Ngày thứ 129: Đột nhiên mẹ sẽ nhận rõ được những chuyển động nhỏ nhất của bé và ghi nhận tất cả những cấp độ mới mẻ ấy một cách thú vị, hào hứng. Thường thì bé sẽ thúc, đá nhiều hơn sau bữa ăn tối hoặc muộn hơn một chút.
Mẹ làm cho mẹ: Mẹ là người trực tiếp cảm nhận sự đổi mới và lớn lên của bé, đó là một trong những trải nghiệm thú vị của các thai phụ. Nó bồi đắp cho mối liên kết và tình mẫu tử, là tín hiệu thông tin giải thích cho hành vi mà bé muốn truyền đến mẹ. Những cú huých mạnh có thể là dấu hiệu của sự cáu kỉnh khi bé phản ứng với tiếng ồn bên ngoài.
Ngày thứ 130: Mẹ nên lên kế hoạch và những yêu cầu cho việc sinh nở ngay từ bây giờ.
Mẹ làm cho mẹ: Điều quan trọng là mẹ cân nhắc kỹ xem chọn phương pháp sinh con đau hay không đau, cách cho bé bú, chọn dịch vụ, phòng sinh…để có thể tham khảo và thay đổi cũng như lựa chọn dịch vụ sinh nở thật hoàn hảo.
Ngày thứ 131: Mang thai khiến mẹ phải trải qua nhiều triệu chứng phức tạp. Ví như ở tam cá nguyệt thứ nhất mẹ bị ốm nghén, ói vào sáng sớm và chán ăn thì qua kỳ tam cá nguyệt thứ hai, mẹ lại trở thành một người khác, thèm ăn và cảm giác như ăn bao nhiêu cũng không đủ cả.
Mẹ làm cho mẹ: Điều mẹ cần làm là cố gắng kiềm chế để bảo đảm cân nặng hợp lý trong thai kỳ. Cố gắng ăn ít lại với 3 bữa ăn chính. Chia nhỏ bữa phụ ra mỗi 2 giờ một lần, dùng thêm một số đồ ăn vặt để hạn chế cơn thèm ăn.
Ngày thứ 132: Mẹ sẽ có cảm giác cứng cơ, lạnh người khi lâm bồn, đó là lý do mẹ cần nhờ những ai có kinh nghiệm đỡ đẻ hoặc người thân có mặt bên cạnh để hỗ trợ kịp thời, giúp mẹ thư giãn trong quá trình sinh nở.
Mẹ làm cho mẹ: Nếu mẹ muốn sinh con theo phương pháp tự nhiên, không cần thuốc thì nên tìm hiểu thêm về những bệnh viện cung cấp dịch vụ này.
Ngày thứ 133: Một điều khó khăn cho hầu hết các mẹ là sự thay đổi vóc dáng. Tuy nhiên cân nặng tăng thêm lý tưởng cho thai phụ thường là ở mức 12 – 15kg. Điều này đồng nghĩa với sau khi sinh, mẹ sẽ lấy lại được vóc dáng xưa dễ dàng hơn.
NHẬT KÝ THAI KỲ
|
Tháng đầu tiên | Tuần 1 | Tuần 2 | Tuần 3 | Tuần 4 |
Tháng thứ hai | Tuần 5 | Tuần 6 | Tuần 7 | Tuần 8 |
Tháng thứ ba | Tuần 9 | Tuần 10 | Tuần 11 | Tuần 12 |
Tam cá nguyệt thứ hai – Tuần 13-28
Tháng thứ tư | Tuần 13 | Tuần 14 | Tuần 15 | Tuần 16 |
Tháng thứ năm | Tuần 17 | Tuần 18 | Tuần 19 | Tuần 20 |
Tháng thứ sáu | Tuần 21 | Tuần 22 | Tuần 23 | Tuần 24 |
Tháng thứ bảy | Tuần 25 | Tuần 26 | Tuần 27 | Tuần 28 |
Tam cá nguyệt thứ ba – Tuần 29-38
Tháng thứ tám | Tuần 29 | Tuần 30 | Tuần 31 | Tuần 32 | Tuần 33 |
Tháng thứ chín | Tuần 34 | Tuần 35 | Tuần 36 | Tuần 37 | Tuần 38 |
Nguồn: Webtretho (lược dịch) Theo Countdown to baby