Mang thai – Tuần thứ 18
Bộ nhớ của bé tinh vi hơn và đưa ra tín hiệu thuận tay phải hoặc tay trái. Tuy mắt mí mắt của vẫn nhắm, song bé có thể chuyển động con ngươi tới lui bên trong dưới lớp mí ấy. Tuyệt hơn là bé còn cảm nhận được sự thay đổi của ánh sáng nữa. Còn mẹ thì mắc thêm chứng đãng trí thai kỳ và stress nữa. Việc cần làm bây giờ là mẹ thư giãn và tránh lo lắng thái quá vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến bé.
Nhật ký bé trong bụng mẹ – Tuần thứ 18
Ngày thứ 120: Làn da bé đã dày hơn rồi đấy, nó được cấu tạo gồm 4 lớp bởi vì sắc tố da chưa xuất hiện. Thật thú vị là tất cả các thai nhi dù ở châu lục nào cũng đều có cùng màu da như nhau ở giai đoạn này.
Mẹ làm cho bé: Hầu hết những đơn thuốc không kê toa dùng để giảm lượng acid trong dạ dày thai phụ đều an toàn. Một vài loại chứa aspirin, thứ mà thai phụ được khuyến cáo là không nên dùng. Kiểm tra thành phần của thuốc trước khi sử dụng hoặc hãy xin lời khuyên của bác sĩ.
Ngày thứ 121: Tế bào thần kinh của bé đã có thể điều khiển 5 giác quan phát triển tương ứng theo từng khu vực của não bộ.
![mang thai tuan thu 18](https://suckhoe365.net/wp-content/uploads/2011/06/mang-thai-tuan-thu-18.jpg)
Hình ảnh thai nhi tuần thứ 18 – Ảnh; Babycenter
Mẹ làm cho bé: Có nhiều cách để bổ sung Omega-3, một loại acid béo giúp phát triển trí não của trẻ. Chúng có nhiều trong bột ngũ cốc, salad, cá, trứng, thịt…
Ngày thứ 122: Chỉ với ống nghe, bác sĩ đã có thể nghe được nhịp tim thai từ bên ngoài bụng mẹ.
Mẹ làm cho bé: Đây chính là thời điểm khá thú vị để đặt cho bé một cái tên thật âu yếm.
Ngày thứ 123: Bộ nhớ của bé đã trở nên tinh vi và phức tạp hơn.
Mẹ làm cho bé: Vận động với tốc độ cao hoặc trong thời tiết khắc nghiệt (trượt tuyết, cưỡi ngựa…) là nguyên nhân khiến nhau thai bị bong tách ra khỏi thành tử cung. Y học gọi là chứng lạc vị nhau thai, nó có thể nguy hiểm cho sức khỏe cả mẹ lẫn bé.
Ngày thứ 124: Tuy mắt mí mắt của vẫn nhắm, song bé có thể chuyển động con ngươi tới lui bên trong dưới lớp mí ấy. Tuyệt hơn là bé còn cảm nhận được sự thay đổi của ánh sáng nữa.
Mẹ làm cho bé: Bởi chu vi chiếc bụng tăng lên khiến nó nhô ra rõ hơn vì thế bây giờ là thời điểm rất dễ va chạm vào nhiều đồ nội thất trong nhà như bàn, ghế, tủ… và cả người nữa. Sự va chạm này rất dễ làm đau bé. Có thể xoa dịu cơn đau bằng môi trường nước hoặc nệm giảm chấn để bảo vệ bé.
Ngày thứ 125: Bé đã đưa ra tín hiệu rõ ràng về việc thuận tay trái hoặc tay phải.
Mẹ làm cho bé: Ít nhất mỗi ngày, mẹ cần bổ sung khoảng 30mg sắt để giúp cho bé sản xuất đủ lượng huyết cầu tố mà bé cần. Thịt bò, heo, rau xanh…là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho bé.
Ngày thứ 126: Túi ối đủ rộng rãi đủ cho bé cảm giác an toàn và hài lòng với “ngôi nhà nhỏ” của mình.
Mẹ làm cho bé: Trong quá trình siêu âm đồ, bác sĩ sẽ cung cấp cho mẹ hình ảnh của thai nhi. Qua đó, có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi, tuy nhiên mẹ chỉ nên siêu âm khi có sự chỉ định của bác sĩ.
Nhật ký mẹ mang thai – Tuần thứ 18
Ngày thứ 120: Mẹ sẽ có thêm một thay đổi nhỏ đó là chứng đãng trí, đôi lúc mẹ sẽ quên vài việc đang làm, quên password email…Cảm giác của mẹ rỗng và không có mục tiêu, định hướng gì cả.
- Mẹ nên ghi các việc cần làm vào một cuốn sổ hoặc giấy note để đối phó chứng đãng trí thai kỳ. Ảnh: Inmagine.
Mẹ làm cho mẹ: Kinh nghiệm của một số mẹ khi mắc chứng đãng trí thai kỳ là không dùng thuốc mà để tâm trạng diễn tiến một cách tự nhiên. Hãy sử dụng nhiều tờ giấy dùng để ghi công việc quan trọng cần làm và dán vào nơi dễ thấy nhất.
Ngày thứ 121: Mẹ có nhiều lo lắng và áp lực khó tả, ví như việc nghĩ tên cho bé, giữ bí mật tên đến phút chót…
Mẹ làm cho mẹ: Mẹ nên thắp vài cây nến sáng trong nhà tắm, tận hưởng cảm giác thư giãn với nước ấm. Không gian tĩnh lặng, yên bình sẽ giúp mẹ thư thái tinh thần hơn, lúc đó, mẹ sẽ cảm nhận được những chuyển động của bé trong cơ thể mình một cách dễ dàng hơn.
Ngày thứ 122: Mẹ cảm nhận rõ tim mình phải làm việc tích cực hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Hầu hết các mẹ đều trải qua cảm giác này.
Mẹ làm cho mẹ: Nếu cảm giác tim đập thình thịch sau khi leo lên cầu thang hoặc tập thể dục thì mẹ nhớ là giảm tốc độ, vận động chậm và nhẹ nhàng cho đến khi ngừng hẳn để cho cơ thể bắt nhịp từ từ, tránh trường hợp dừng đột ngột. Có thể nhận thấy là triệu chứng này sẽ kéo dài suốt thai kỳ, tuy nhiên một tin vui là trái tim của mẹ sẽ trở lại trạng thái bình thường sau khi sinh bé.
Ngày thứ 123: Mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu nghiêm trọng trên tay hoặc chân, đó là hiện tượng phù sưng hoặc rạn da, đặc biệt là khi đứng quá lâu.
Mẹ làm cho mẹ: Đây chính là thời điểm mẹ gói những đôi giày, bốt cao lại và chọn những đôi giày đế bệt để giữ an toàn cho cả 2 mẹ con nhé.
Ngày thứ 124: Đặt tay lên bụng, mẹ sẽ cảm nhận được đỉnh tử cung.
Mẹ làm cho mẹ: Cơ thể mẹ lại tiếp tục có những thay đổi. Da mẹ có thể khô hơn và mẹ nên dùng sữa dưỡng thể để dưỡng da cho da mềm mại hơn. Cân nặng thay đổi rõ hơn vì bé đã lớn hơn.
Ngày thứ 125: Nếu mẹ mang thai với thể trạng và cân nặng bình thường thì cho đến ngày hôm nay, mẹ sẽ tăng thêm khoảng 9 pounds (4086 gr). Lúc này mẹ bắt đầu băn khoăn, lo lắng về vóc dáng của mình và sẽ hỏi bố bé xem mẹ còn quyến rũ nữa hay không.
Mẹ làm cho mẹ: Điều tốt nhất cần làm là có thể giữ được sự tự tin và kết nối chuyện gối chăn với bố bé một cách hòa hợp nhất. Có thể chia sẻ với bố bé về những thay đổi trên cơ thể, những mong muốn về tư thế, cách thức mới… bởi người đàn ông có cái nhìn và phản ứng với sự thay đổi ấy khác phụ nữ chúng ta nên mẹ không cần quá lo lắng.
Ngày thứ 126: Nếu mẹ đã từng nâng hoặc phẫu thuật ngực, mẹ nên hỏi bác sĩ về việc cho bé bú.
Mẹ làm cho mẹ: Hầu hết những thai phụ phải trải qua đau đớn khi phẫu thuật ngực, đặc biệt là bơm ngực lớn lên phẫu thuật lấy khối u ra…Tất cả đều có thể cho bú bú. Tuy nhiên mẹ nên đề nghị được cung cấp thuốc và tư vấn chi tiết khi cho bé bú.
NHẬT KÝ THAI KỲ
|
Tháng đầu tiên | Tuần 1 | Tuần 2 | Tuần 3 | Tuần 4 |
Tháng thứ hai | Tuần 5 | Tuần 6 | Tuần 7 | Tuần 8 |
Tháng thứ ba | Tuần 9 | Tuần 10 | Tuần 11 | Tuần 12 |
Tam cá nguyệt thứ hai – Tuần 13-28
Tháng thứ tư | Tuần 13 | Tuần 14 | Tuần 15 | Tuần 16 |
Tháng thứ năm | Tuần 17 | Tuần 18 | Tuần 19 | Tuần 20 |
Tháng thứ sáu | Tuần 21 | Tuần 22 | Tuần 23 | Tuần 24 |
Tháng thứ bảy | Tuần 25 | Tuần 26 | Tuần 27 | Tuần 28 |
Tam cá nguyệt thứ ba – Tuần 29-38
Tháng thứ tám | Tuần 29 | Tuần 30 | Tuần 31 | Tuần 32 | Tuần 33 |
Tháng thứ chín | Tuần 34 | Tuần 35 | Tuần 36 | Tuần 37 | Tuần 38 |
Nguồn: Webtretho (Countdown to baby)