Khi nào đau ngực là nghiêm trọng?
Những người hay bị đau ngực thường lo mình sẽ đột quỵ. Đó là lý do vì sao các dịch vụ cấp cứu nhận điện nhiều nhất từ những trường hợp bị đau ngực.
Mặc dù đột quỵ là một trong bệnh gây ra tình trạng đau ngực nhưng có rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn tới tình trạng này. Vậy các triệu chứng nào có thể liên quan với các rối loạn ở tim và hay các nguyên nhân khác.
– Đau như vò hay đau như bị thiêu đốt tỏa ra từ lưng, cổ, quai hàm, vai và tay, đặc biệt là phía bên trái cơ thể.
– Đau kéo dài tới vài phút hoặc đau từng cơn hay những cơn đau với cường độ mạnh.
– Hơi thở ngắn, đổ mồ hôi, hoa mắt hoặc buồn nôn.
– Tình trạng đau ngực gia tăng với cường độ mạnh, thường xuyên hoặc lặp lại, hoặc diễn ra không chỉ khi vận động vừa phải mà cả khi nghỉ ngơi.
Đôi khi, tình trạng khó chịu ở ngực gây ra các nguyên nhân khác và có thể bắt nguồn từ hệ tiêu hóa, cơ, xương ở ngực, thần kinh hay từ các yếu tố sinh học khác:
Thực quản và dạ dày nằm ngay dưới tim và vì thế tình trạng trào ngược axit dạ dày, viêm loét dạ dày và các khó chịu do tiêu hóa khác có thể gây ra tình trạng khó chịu ở ngực.
Nếu triệu chứng tăng lên phụ thuộc vào tư thế hay do cơ thể hấp thụ nhiều thực phẩm mỡ, rượu, nicotin hay sô-cô-la. Bạn có thể có cảm giác chua miệng.
Nếu khi gập người mà thấy đau ngực thì cơn đau có thể là từ hệ thống cơ xương. Viêm nhiễm cơ và khớp có thể là nguyên nhân và thuốc kháng viêm sẽ giúp giảm đau ngực.
Các yếu tố thực thể có thể gây đau ngực như hơi thở nhanh mãn tính (gây ra lo lắng) và có thể kiểm soát tình trạng này bằng thuốc chống lo lắng.
Trên tất cả, đau ngực thường liên quan với tim mạch và cần phải có sự chăm sóc y tế nhưng không phải lúc nào cũng là có vấn đề ở tim. Dù thế nào, bạn cũng nên đi khám bác sĩ để có tư vấn tốt nhất.
Theo aFamily