Điều trị liệt dương bằng sóng xung kích
Các nhà khoa học đã phát triển một thiết bị mới có thể tạo ra hàng nghìn bước sóng xung kích giúp tăng khả năng lưu thông của mạch máu.
Phương pháp điều trị bệnh liệt dương bằng sóng xung kích sử dụng công nghệ tương tự trong điều trị tán sỏi thận. Nhưng thiết bị tạo sóng xung kích để điều trị liệt dương chỉ sử dụng 10% năng lượng so với máy tán sỏi thận, nên năng lượng mà nó tạo ra ít ảnh hưởng tới các bộ phận khác trong cơ thể.
Thiết bị tạo sóng xung kích điều trị chứng liệt dương có hình dạng giống một chiếc điện thoại di động, được tạo ra sau khi các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng sóng xung kích có thể giúp tăng cường lưu thông máu ở những tế bào tim bị tổn thương.
Chứng liệt dương có thể điều trị bằng liệu pháp sóng xung kích.
Trong một nghiên cứu tại bệnh viện Rambam (Israel), thiết bị tạo sóng xung kích đã được sử dụng cho 20 người đàn ông từ 33 đến 68 tuổi, bị mắc bệnh liệt dương trong thời gian trung bình 3 năm. Những bệnh nhân này được điều trị trong 4 lần và mỗi lần kéo dài trong 20 phút.
Kế quả cho thấy phương pháp này giúp tăng đáng kể thời gian duy trì cương dương và sự cứng chắc của “cậu nhỏ”. Một nửa đàn ông điều trị bằng thiết bị sóng xung kích không cần sử dụng thuốc sau 6 tháng điều trị.
Trong nghiên cứu thứ hai cũng được tiến hành tại bệnh viện Rambam, phương pháp điều trị bằng sóng xung kích được tiến hành với 84 người đàn ông mắc bệnh liệt dương, nhưng 1/2 thiết bị không có tác dụng trên thực tế.
Những người được điều trị bằng thiết bị sóng xung kích cải thiện đáng kể khả năng cương dương và duy trì thời gian cương cứng lâu gấp 3 lần so với những người được điều trị bằng thiết bị mô phỏng không có tác dụng thực tế. Tuy nhiên, phương pháp sóng xung kích không có tác dụng với những bệnh nhân bị tổn thương dây thần kinh.
“Những kết quả ban đầu cho thấy rằng phương pháp này rất an toàn và hiệu quả. Chúng ta cần chờ có thêm những dữ liệu trong thời gian dài hơn. Sức khỏe của mạch máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm bệnh đái tháo đường, huyết áp cao, hút thuốc,…”, giáo sư Raj Persad, bác sĩ tại bệnh vện Hoàng gia Bristol (Anh), nhận xét về kết quả nghiên cứu.
Theo TTVN