Dạ dày lợn chữa loét dạ dày tá tràng

Dạ dày – tiểu hồi hương: Dạ dày lợn 1 cái, tiểu hồi hương sao 15g, hà thủ ô 60g. Dạ dày lợn làm sạch, cho tiểu hồi và hà thủ ô…

Dạ dày là một trong những phủ tạng động vật được dùng để chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ sớm nhất và thông dụng nhất trong y học cổ phương Đông…
Trên cơ sở học thuyết: “Đồng khí tương cầu”, “lấy tạng bổ tạng”, khi dạ dày, tá tràng bị viêm loét  có thể dùng như sau:

Dạ dày – tiểu hồi hương: Dạ dày lợn 1 cái, tiểu hồi hương sao 15g, hà thủ ô 60g. Dạ dày lợn làm sạch, cho tiểu hồi và hà thủ ô vào túi vải buộc lại rồi hầm cùng dạ dày cho chín nhừ, bỏ túi vải ra, chế thêm gia vị, chia ăn dạ dày, uống nước hầm vài lần trong ngày. Dùng liên tục 12 cái dạ dày là một liệu trình.

Dạ dày là một trong những phủ tạng động vật được dùng để chữa bệnh

Dạ dày – kim tiền trọng: Dạ dày lợn 1 cái, tảo hưu (kim tiền trọng) 20g thái vụn. Dạ dày lợn làm sạch, nhét tảo hưu vào trong rồi dùng chỉ buộc kín miệng, đem hầm lửa nhỏ trong 2,5 lít nước cùng với một chút muối ăn, khi cạn còn 1,5 lít thì lấy dạ dày ra bỏ hết bã và dịch thuốc bên trong rồi lại tiếp tục bỏ vào nồi hầm cho thật chín, chia ăn vài lần trong ngày, 4 ngày dùng 1 lần.

Dạ dày – chỉ xác: Dạ dày lợn 1 cái, chỉ xác 12g, thanh bì 6g, gừng tươi 4 lát. Dạ dày làm sạch thái miếng, sắc kỹ với các vị thuốc lấy nước bỏ bã rồi ninh với dạ dày và gạo tẻ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ trung ích khí, kiện tỳ hóa vị dùng rất tốt cho chứng chậm tiêu, đầy bụng do tỳ vị hư nhược.

Theo ThS Hoàng Xuân – Khoa học và Đời sống