Hội chứng động mạch chủ cấp
Cùng với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, các thương tổn động mạch chủ cấp và mạn tính ngày càng được chú ý phát hiện do tính chất nguy hiểm của bệnh. Khi bệnh nhân bị phình, tách động mạch chủ chẳng khác nào mang trong mình một quả lựu đạn đã… rút chốt và việc bỏ qua hay chẩn đoán nhầm thường dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Xem thêm >>Phình động mạch chủ bụng
Hội chứng động mạch chủ cấp là gì?
Hội chứng động mạch chủ cấp (Acute Aortic Syndrome – AAS) là một thuật ngữ dùng để chỉ các tổn thương của động mạch chủ (ĐMC) bao gồm tách thành ĐMC, huyết khối trong vách và tổn thương do xâm nhập của các mảng xơ vữa trong thành ĐMC có triệu chứng. Các thương tổn thường dẫn tới hậu quả như gây giãn, phình tách thành ĐMC, rỉ máu hoặc vỡ túi phồng ĐMC gây tử vong.
Tần suất mắc hội chứng ĐMC cấp vào khoảng 2,5 – 3 trường hợp/100.000 dân/năm. Nam giới thường bị nhiều hơn nữ. Khoảng 22% số bệnh nhân bị hội chứng này tử vong trước khi được đưa vào viện và phẫu thuật cấp cứu, có thể tăng tỉ lệ sống lên tới 15% các trường hợp.
Các yếu tố nguy cơ
Hiện nay, cùng với sự xuất hiện ngày càng tăng của bệnh tăng huyết áp và xơ vữa mạch máu, hội chứng ĐMC cấp nên được chú ý phát hiện nếu như bệnh nhân có triệu chứng cộng với các yếu tố nguy cơ như đã nói ở trên. Việc phát hiện sớm và kịp thời gửi đến các trung tâm tim mạch chuyên sâu có khả năng can thiệp phẫu thuật hoặc đặt stent-graft nội ĐMC như Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E, Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai… sẽ góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân bị hội chứng nguy hiểm này. |
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ của hội chứng ĐMC cấp. Hàng đầu là tăng huyết áp kèm rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, lạm dụng cocain. Các thương tổn mô liên kết của các lớp áo ĐMC có tính chất di truyền như hội chứng Marfan, hội chứng Ehlers Danlos, van ĐMC hai lá, hẹp ĐMC, phình tách ĐMC ngực do di truyền. Các bệnh viêm nhiễm của mạch máu như viêm mạch tế bào khổng lồ; viêm động mạch Takayasu; bệnh Behcet; giang mai, bệnh Ormond… Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác gây hội chứng ĐMC cấp như do chấn thương và do thầy thuốc gây nên khi làm thủ thuật, phẫu thuật có liên quan đến ĐMC.
Biểu hiện của hội chứng ĐMC cấp
Mảng xơ vữa trong thành mạch.
|
Phát hiện có khó không?
Việc phát hiện hội chứng ĐMC cấp không khó nếu như người thầy thuốc chú ý đến. Với một biểu hiện lâm sàng phong phú và không đặc hiệu như trên, sau khi phát hiện các yếu tố nguy cơ kèm theo và đã sơ bộ loại trừ một số bệnh khác có biểu hiện tương tự (như nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi, viêm tụy cấp, thủng tạng rỗng…), việc chỉ định thêm các thăm dò cận lâm sàng là cần thiết để chẩn đoán xác định.
… Nhưng điều trị không dễ
Điều trị hội chứng ĐMC cấp thực sự là một vấn đề nan giải kể cả ở các nước có trình độ và phương tiện y học hiện đại. Tỉ lệ tử vong rất cao nếu bệnh nhân bị vỡ khối phình tách hoặc khi thương tổn lan rộng và phức tạp. Điều trị nội khoa bao gồm giảm đau, kiểm soát huyết áp tối đa xung quanh trị số 100mmHg với thuốc hạ áp được ưu tiên hàng đầu là nhóm chẹn beta giao cảm (labetalol). Phẫu thuật được chỉ định tuyệt đối trong một số trường hợp vỡ, dọa vỡ phình tối cấp và chỉ định theo vị trí của tổn. Đặt stent – graft nội ĐMC cũng là một phương pháp điều trị tốt trong nhiều trường hợp và được chỉ định căn cứ trên từng bệnh nhân cụ thể.
Theo Sức khỏe và đời sống