4 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ

Cơn tai biến mạch máu não (đột quỵ) thường xảy ra đột ngột với rất ít triệu chứng, nhưng lại có thể gây chết người nếu không được xử lý nhanh.

Hơn 3/4 dân số không biết đến các dấu hiệu của đột quỵ

Theo báo cáo “Đánh giá tình trạng hiểu biết của người dân Hải Dương về đột quỵ” của tác giả Nguyễn Văn Triệu (năm 2007), tiến hành nghiên cứu trên 1.056 người cho thấy hiểu biết của người dân Hải Dương về đột quỵ còn rất hạn chế. Chỉ có 23,6% số người được hỏi cho rằng đột quỵ có những dấu hiệu báo trước. Trong khi đó, việc phát hiện ra đột quỵ sớm từ những dấu hiệu cảnh báo lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cứu chữa kịp thời cho người bị đột quỵ. Bởi thuốc ngăn chặn sự tiến triển của đột quỵ chỉ phát huy được tác dụng trong vòng 3 giờ kể từ khi triệu chứng đầu tiên khởi phát. 60 phút đầu của cơn đột quỵ là phút vàng vì người bệnh có nhiều cơ hội được cứu chữa và cứ mỗi 30 phút kế tiếp, nguy cơ tử vong sẽ tăng gấp 4 lần.

4 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ

Nhận biết các dấu hiệu đột quỵ là điều quan trọng. Nếu bạn nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo và đến bệnh viện ngay, bạn có thể phòng ngừa một cơn đột quỵ trầm trọng, thậm chí có thể cứu mạng sống của chính mình và người thân!

Theo các chuyên gia tại Đại học California (Mỹ), những dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ gồm:

– Đột nhiên nhìn mờ hoặc nhìn nhòe, có thể chỉ bị ở một bên mắt.

– Bị yếu đột ngột ở một phần cơ thể (nửa người, nửa mặt, cảm giác nặng tay chân, không hoặc khó nâng lên được  có cảm giác như “tay chân của người khác).

– Gặp khó khăn trong nói hoặc hiểu người khác.

– Đột nhiên bị đau đầu dữ dội.

Khi thấy có một trong các triệu chứng trên, hãy khẩn trương đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Xin dành một phút để đọc điều này:

Một Bác sĩ thần kinh nói rằng nếu ông ta đến được với bệnh nhân đột quỵ trong vòng 3 giờ đồng hồ, ông ta có thể hoàn toàn cứu được người bệnh.  Hoàn toàn.

Ông ta nói : Mọi người nên biết một mẹo nhỏ để phát hiện cơn đột qụy và đưa bệnh nhân đến Bác sĩ chuyên khoa trong vòng 3 giờ đồng hồ để cứu họ.

Phát hiện cơn đột quỵCầu trời cho chúng ta nhớ được 3 bước:

S-T-R (Cừơi-Nói-Đưa tay lên)

Đôi khi khó nhận ra dấu hiệu một cơn đột quỵ. Thật bất hạnh: Sự thiếu hiểu biết nhiều khi đồng nghĩa với tai họa.

Hiện nay các Bác sĩ bảo rằng những người chung quanh có thể phát hiện một cơn đột qụy bằng 3 bước đơn giản sau đây:

S* (Smile – Cười) Yêu cầu người ấy cười

T*(Talk – Nói) Yêu cầu người ấy nói một câu thông thường. Ví dụ “Hôm nay trời nắng”

R* (Raise both Arm-Đưa tay lên): Yêu cầu người ấy đưa cao hai tay lên.

Nếu người ấy tỏ ra bị khó khăn để làm 1 trong 3 yêu cầu trên thì hãy

gọi ngay xe cấp cứu và mô tả các dấu hiệu này cho người nhận bệnh…

Cách nhận dạng khác: Thè lưỡi ra.

Ghi chú: Yêu cầu người (nghi) bị đột quỵ thè lưỡi họ ra.  Nếu lưỡi người đó bị vặn vẹo hoặc dính vào bên này hay bên kia của miệng thì người ấy đã bị đột qụy.

Nên phòng tránh đột quỵ càng sớm càng tốt

Theo báo cáo tại Hội nghị phòng chống tai biến mạch máu não toàn quốc ngày 6/4 vừa qua, mỗi năm Việt Nam có thêm 200.000 người mắc đột quỵ, 104.000 người tử vong. Dù may mắn sống sót, đột quỵ cũng để lại nhiều di chứng nặng nề như méo miệng, liệt nửa người, mất trí nhớ, sống thực vật… Vì vậy, đừng để đột quỵ tìm đến bạn mới lo chạy chữa.

Nếu bạn là nam giới, bạn có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với nữ giới. Nếu bạn trên 55 tuổi, nguy cơ bị đột quỵ tăng thêm nữa. Nếu gia đình bạn có người từng bị đột quỵ, hãy cẩn trọng. Tuy nhiên, tuổi tác, giới tính, gia đình là những thứ bạn không thể thay đổi được. Dù vậy, bạn vẫn có thể kiểm soát được những yếu tố nguy hiểm hơn.

Hãy bỏ thuốc lá. Hãy tạo cho mình một cuộc sống lành mạnh, chế độ luyện tập thể lực đều đặn, chế độ ăn hợp lý. Nếu bạn có tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu (rối loạn lipid máu), huyết khối, bệnh mạch vành, bệnh tim… hãy chú ý kiểm soát bệnh thật tốt, bởi đó chính là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Tổng hợp theo dantri/internet