Bệnh đau khớp và cách chữa trị bệnh đau khớp
Đau khớp là cảm giác đau hoặc khó chịu ở một hoặc nhiều khớp xương của cơ thể. Khớp là nơi hai xương gặp nhau, chẳng hạn như khớp ở hông, đầu gối, khuỷu tay, vai và mắt cá chân. Đau khớp có thể xảy ra khiến bạn khó cử động, trường hợp nghiêm trọng làm cho bạn không thể di chuyển.
Bệnh đau khớp (viêm khớp) là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn đến tình trạng sụn ở khớp xương bị ăn mòn. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, khi vận động các khớp xương người bệnh sẽ cảm thấy đau ở các khớp xương, nắn chung quanh các khớp xương sẽ thấy đau, có khi bị sưng, cử động các khớp xương bị hạn chế, nhiều khi phát ra tiếng kêu răng rắc trong khớp xương. Thường thì khớp xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng phần lớn bệnh đau khớp ảnh hưởng tới các khớp xương, đau khớp tay, đau khớp vai, đau khớp đầu gối, đau khớp xương chậu và đặt biệt nhất là trên xương sống.
Nguyên nhân đau khớp
Nguyên nhân chính đưa đến bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động. Tình trạng này là do lớn tuổi các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động). Lao động nặng về thể chất lúc còn trẻ, bị tai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hoặc thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tình trạng đau khớp.
Triệu chứng của bệnh khớp
Dấu hiệu điển hình nhất của viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp, diễn biến kéo dài. Không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động. Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.
Viêm khớp dạng thấp diễn biến theo từng đợt. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động.
Ai là người hay mắc bệnh đau khớp?
Ai cũng có thể bị đau khớp. Nhưng thường là những người cao tuổi do xương, khớp không còn chắc khỏe dẫn đến thoái hóa, loãng xương. Ngoài ra, những người có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao động nặng thì đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dễ mắc bệnh này.
Cách chữa bệnh đau khớp
Dùng thuốc giảm đau: Hiện nay trên thị trường có bày bán rất nhiều loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hay acetaminophen, đều có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi muốn sử dụng loại thuốc nào. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng thuốc là con dao hai lưỡi, bởi vậy sẽ không có lợi cho bạn nếu quá lạm dụng thuốc giảm đau.
Hàng triệu người bị các triệu chứng đau của viêm khớp và các bệnh liên quan, bao gồm viêm, đỏ, sưng đau và cứng khớp. Trong khi có hàng trăm loại khác nhau của viêm khớp, thì viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và bệnh gút là ba phổ biến nhất. Cho đến gần đây, phương pháp điều trị phổ biến nhất là NSAID (thuốc giảm đau ngoại vi) hoặc thuốc chống viêm đơn thuần khác như steroid, như Vaux, Celebrex và Extra.
Tuy nhiên các loại thuốc trị đau khớp có thể có tác dụng phụ là gây đau đớn. Một trong những loại thuốc là Vaux có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim ở bệnh nhân dùng thuốc này trong một thời gian dài.
Mặc dù các thuốc này có thể hữu ích trong điều trị triệu bệnh, nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều bệnh nhân đang tìm kiếm phương pháp an toàn hơn, đó là lựa chọn biện pháp thay thế mang tính tự nhiên hơn như glucosamine, chondroitin, nghệ, dầu cá… để điều trị các triệu chứng đau
Sử dụng biện pháp châm cứu: Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy: châm cứu có tác dụng đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc chứng đau xương khớp mà nhất là chứng viêm khớp mãn tính. Cho nên, bạn không nhất thiết phải quá phụ thuộc vào thuốc hay phải “miễn cưỡng” chấp nhận những ca phẫu thuật để hy vọng cải thiện tình trạng sức khoẻ mà có thể áp dụng liệu pháp châm cứu, đơn giản, ít tốn kém mà đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị.
Luyện tập: Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Có rất nhiều hình thức luyện tập mà bạn có thể lựa chọn phù hợp theo độ tuổi, sức lực và sở thích, ví như những môn thể thao bơi lội, aerobic hay chỉ đơn giản là hình thức đi bộ.
Cách phòng bệnh đau khớp
Thường xuyên vận động:Việc luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ và khớp.
- Căng duỗi: Căng duỗi sẽ giúp cơ bắp được tăng cường và củng cố các khớp. Lưu ý là phải khởi động kỹ các khớp trước khi thực hiện bài tập căng duỗi nếu không sẽ có thể dẫn tới kết quả ngược.
- Ăn uống hợp lý: Xương của bạn cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh. Vì thế các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái.
- Uống đủ nước: Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương.
Bài thuốc chữa đau khớp
Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớtsưng hơn. Còn với những người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hàng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.
Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng. Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15 – 30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hàng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng người nhiều bệnh cho toàn thân.
Những lưu ý đối với người đau khớp
Những người bị đau khớp, viêm khớp dạng thấp tuyệt đối không được ra ngoài khi trời lạnh kèm theo mưa phùn. Bởi những lúc trời lạnh, độ ẩm cao thì tình trạng bệnh càng nặng hơn.
Trong tình huống bắt buộc, phải đi tất ấm và dùng áo đi mưa để tránh bị ướt. Nếu quần áo bị ẩm, cần thay ngay và lau khô người, chân tay. Còn với bà con nông dân, khi khớp bị những đợt sưng cấp tuyệt đối không được lội nước, lội bùn. Tốt nhất người nông dân khi làm ruộng nên đi ủng để chân vẫn luôn khô ráo”.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính, có thể gây những di chứng nặng nề như: dính, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế. Ở Việt Nam, khoảng 0,3% – 0,5% dân số mắc bệnh, trong đó 80% là nữ giới ở độ tuổi từ 30 trở lên.
Người bị viêm khớp dạng thấp phải được điều trị sớm để tránh tình trạng bị dính, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế. Có rất nhiều loại thuốc trị bệnh trên thị trường nhưng người bệnh không được tự ý dùng thuốc vì có thể có những tác dụng phụ. Đặc biệt, những thuốc điều trị về thấp khớp rất dễ ảnh hưởng đến dạ dày.
Nguồn: Tổng hợp