Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh Gout
Gout, là một dạng của bệnh viêm khớp, xảy ra khi lượng acid uric tăng cao trong máu dẫn đến việc hình thành và tích lũy các tinh thể acid uric xung quanh các khớp xương của cơ thể, đặc biệt là các ngón chân. Vì vậy, trong vấn đề điều trị gout, ngoài việc uống thuốc theo toa của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần phải tuân thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt nhằm làm hạn chế lượng acid uric trong máu. Điều này sẽ góp phần ngăn ngừa những đợt gout cấp hoặc làm giảm nhẹ bệnh gout.
Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân Gout.
- Hạn chế protein động vật: Acid uric là sản phẩm được tạo thành khi chuyển hóa purine. Vì vậy, bạn cần tránh các loại thực phẩm giàu purine, bao gồm các loại nội tạng của động vật (như gan, não, thận, lách, lưỡi…), thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn và thịt cừu), cá (cá trích, cá cơm, cá thu, cá ngừ, cá mòi), hải sản (tôm, tôm hùm, hào, trai, sò điệp) và trứng. Kể cả nước thịt hầm, xương hầm cũng cần phải hạn chế. Bởi vì tất cả protein động vật đều có chứa purine, vì vậy, các loại động vật khác như gà, vịt, bạn cũng có thể ăn được nhưng chỉ khoảng 100-170gram mỗi ngày.
- Ăn nhiều protein thực vật: Bạn có thể làm tăng lượng protein của bạn bằng các protein có nguồn gốc thực vật như đậu và rau củ. Đậu phụ được làm từ đậu tương là một lựa chọn dùng để bổ sung protein tốt hơn so với các loại thực phẩm động vật. Đậu phụ có thể thay đổi nồng độ protein huyết tương và tăng bài tiết acid uric. Cần lưu ý, nấm men và măng tây có hàm lượng purin rất cao nên cần tránh tuyệt đối. Một số thực vật có hàm lượng purine trung bình như đậu lăng, đậu Hà Lan, rau bó xôi, súp lơ, nấm cũng cần hạn chế. Thực phẩm ít purine là trái cây, ô liu, dấm, ngũ cốc và gạo. Trái cây tươi như táo, chuối, cam và chanh có lợi. Anh đào có chứa một số hóa chất tự nhiên có thể giảm mức acid uric và giảm viêm, đặc biệt là anh đào đen. Những thực phẩm này có thể được tiêu thụ hàng ngày.
- Chọn các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo: Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng uống sữa tách kem hoặc sữa ít chất béo và ăn các loại sản phẩm được làm từ chúng (sữa chua) sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh gout. Nên uống 500 – 700 ml sữa mỗi ngày.
- Hạn chế hoặc tránh đường: Quá nhiều kẹo có thể làm cho cơ thể bạn không còn “chỗ” cho protein thực vật và các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo – các loại thực phẩm bạn cần trong việc phòng ngừa Gout. Mặc dù có cuộc tranh luận về việc đường có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng acid uric máu hay không, kẹo chắc chắn có liên quan đến thừa cân và béo phì.
- Hạn chế hoặc tránh uống rượu bia: Rượu bia gây trở ngại cho việc loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể của bạn. Uống rượu bia có thể dẫn đến đợt cấp của bệnh gout. Nếu bạn đang bị đợt cấp, hãy tránh uống rượu bia. Tuy nhiên, nếu không đang bị đợt cấp, bạn hãy uống mỗi ngày khoảng 150 ml rượu vang, sẽ không tăng nguy cơ bệnh gout mà còn tốt cho hệ tim mạch của bạn.
- Uống nhiều nước: Nước có thể giúp loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể của bạn. Mục tiêu là khoảng 2000 ml một ngày.
Bên cạnh việc tuân thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt, bạn cũng cần phải duy trì một trọng lượng cơ thể lý tưởng. Chỉ nên giảm cân từ từ, tránh giảm cân nhanh quá sẽ gây ra tác dụng ngược là tăng acid uric vì cơ thể phải tăng cường chuyển hóa protein do bị thiếu hụt đột ngột. Bạn có thể làm giảm trọng lượng cơ thể bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục đều độ.
Những thức ăn và đồ uống không có lợi cho người bị bệnh gout : 1. Thức ăn : Hạn chế những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như : Hải sản, các loại thịt có màu đỏ như : Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…; Kiêng tuyệt đối phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…; Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn… * Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như : + Đạm động vật nói chung nahư: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…; Cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch… + Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…,Các chế phẩm từ đậu nành như : Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ… nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến. * Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như : Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. + Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh. + Bệnh nhân gút có tầm vóc trung bình 50 kg không nênăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày 2.Đồ uống : Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút. Giảm các đồ uống có tính toan như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.
Những thức ăn, đồ uống có lợi cho người bị bệnh gút: 1. Thức ăn có lợi : Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua…giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric. 2. Đồ uống có lợi: Nên uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận. |
Trên đây chỉ là một số lời khuyên về chế độ ăn uống nhằm hạn chế lượng acid uric trong máu. Chế độ ăn uống này không thể thay thế được việc điều trị thuốc theo toa. Nếu bạn bị Gout, bạn cần phải uống thuốc theo toa của bác sĩ để loại bỏ nhanh chóng acid uric ra khỏi cơ thể. Đồng thời, bạn cần phải tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt nhằm hạn chế lượng acid uric trong máu và tránh những đợt Gout cấp về sau.
Tổng hợp
Nguồn: benhgout.vn