9 bệnh có thể “tự đoán” qua đôi mắt

Đôi mắt không chỉ là “cửa sổ tâm hồn”, Andrew, giám đốc Hiệp hội các chuyên gia Nhãn khoa Hoa Kỳ cho biết: bằng cách quan sát mắt có thể biết được nhiều tình trạng sức khỏe mà không cần phải thông qua xét nghiệm hay tiểu phẫu nào khác.

1. Lông mày mỏng: Cường giáp hoặc suy giáp

9 bệnh có thể “tự đoán” qua đôi mắt

Lông mày mỏng đi 1/3 là triệu chứng một bệnh của tuyến giáp. (Ảnh: Inmagine)

Lông mày sẽ dần dần mỏng đi theo tuổi tác. Tuy nhiên lông mày mỏng đi 1/3 là triệu chứng một bệnh của tuyến giáp (cường giáp hoặc suy giáp). Khi có các biểu hiện này, bạn nên tìm đến cơ sở y tế để được thăm khám trực tiếp để có kết luận chính xác.

2. Mụn lẹo trong mắt: Ung thư biểu mô tuyến bã

Nếu bạn có mụn lẹo xuất hiện bên trong và ngoài mí mắt (hordeolum) 3 tháng không biến mất hay xuất hiện ở cùng một nơi thì đó có thể là biểu hiện của ung thư biểu mô tuyến bã. Cần phải có thăm khám đầy đủ để có chẩn đoán sớm hoặc phẫu thuật cắt bỏ.

3. Điểm vàng ở mí mắt: Cholesterol cao

Điểm vàng hình thành trong mí mắt báo hiệu sự tích tụ chất béo và nồng độ cholesterol cao.

4. Mờ mắt, chảy nước mắt: Hội chứng thị lực máy tính

Sử dụng máy tính với tầm nhìn quá lâu sẽ bị mờ mắt, thậm chí chảy nước mắt sống và cảm giác khó chịu khác, đó là Hội chứng thị lực máy tính. Để giảm thiểu bạn cần tránh phản chiếu từ màn hình và tầm mắt. Màn hình phẳng LCD tốt hơn so với màn hình kiểu cũ.

9 bệnh có thể “tự đoán” qua đôi mắt

Sử dụng máy tính với một tầm nhìn quá lâu sẽ gây ra Hội chứng thị lực máy tính. (Ảnh: Inmagine)

Các chuyên gia khuyên bạn: bước thứ nhất trong hành trình bảo vệ mắt là hãy vận dụng nguyên tắc đơn giản 20-20-20. Cụ thể, sau khi dùng máy tính 20 phút, bạn phải nhìn ra xa khoảng 20 giây và nhìn tập trung tại môt điểm cố định cách xa 6m. Công cụ cài đặt một đồng hồ báo chuông trên mạng onlineclock.net sẽ giúp bạn tạo thói quen này. Cũng giống như bất kỳ một bài tập nào, việc luyện tập cho mắt này có tác dụng tốt nhất nếu bạn thực hiện đều đặn mỗi ngày.

5. Chảy nước mắt hoặc khô mắt: Viêm mí mắt

Chảy nước mắt, khô mắt hay mụn mắt… là một loạt các triệu chứng liên quan tới bệnh viêm mí mắt. Bạn cần có biện pháp giảm nhẹ triệu chứng bằng cách lau khô (chảy nước mắt) hoặc bổ sung độ ẩm (khô mắt) khoảng 5 phút mỗi lần. Nếu không bạn cần phải đến gặp bác sĩ.

6. Xuất hiện điểm mù trong tầm nhìn, lóa mắt hoặc các đường lượn sóng: Đau nửa đầu

Thay đổi lưu lượng máu não là nguyên nhân gây ra đau nửa đầu. Khi đang lái xe hay quan sát mà xuất hiện các triệu chứng trên thì ngay lập tức dừng lại để nghỉ ngơi. Các triệu chứng trên xuất hiện nhiều hơn 1 giờ thì nên đi khám bác sĩ. Nếu bị sốt kèm theo yếu cơ hoặc lời nói không rõ ràng bạn nên xem xét các nguy cơ đột quỵ và nhanh chóng tìm kiếm đến cơ sở y tế để được điều trị.

7. Ngứa, đỏ mắt: Dị ứng mắt

9 bệnh có thể “tự đoán” qua đôi mắt

Bổ sung độ ẩm là biện pháp giảm nhẹ triệu chứng viêm mí mắt. (Ảnh: Inmagine)

Đỏ mắt có kèm theo ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi và các triệu chứng khác thì đó là dị ứng mắt. Chất gây dị ứng bao gồm: phấn hoa, bụi hoặc lông động vật,… Đề nghị tránh xa các chất gây dị ứng và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ.

8. Đột ngột thay đổi hình ảnh, tối mắt: Đột quỵ

Ngoài việc thay đổi hình ảnh, các triệu chứng đột quỵ bao gồm: các chi hoặc mặt (đặc biệt là ở một bên) tê liệt đột ngột, đi lại khó khăn, chóng mặt, mất thăng bằng, lời nói không rõ ràng hoặc đau đầu không chịu nổi thì đó là khuyến cáo ngay lập tức cần được gọi cấp cứu để được giúp đỡ, xử trí.

9. Sợ ánh sáng và khô mắt: Hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren là một bệnh mạn tính có hệ thống tự miễn dịch ngoại tiết, thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi bị viêm khớp dạng thấp hay bệnh lupus. Các triệu chứng sợ ánh sáng, khô mắt và khô miệng thường xảy ra đồng thời. Đề nghị uống nhiều nước và tìm đến sự chăm sóc của cơ sở y tế ngay lập tức.

Theo muonmau.vn