Hôi miệng: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

Thường thì vào buổi sáng, người ta hay bị hôi miệng. Hôi miệng không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người, nhưng đôi khi làm cản trở sự giao tế hàng ngày, có thể ảnh hưởng một phần nào tới công việc làm ăn của chúng ta.

hoi-mieng

Những  hóa  chất  làm  cho  hôi  miệng :

Mùi hôi là do chất hơi có lưu huỳnh (Sulfur), như: hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide, và dimethyl disulfides. Đôi khi, mùi hôi do những chất hơi acids béo (fatty acids) như propionic, butyric, hay valeric acids hay những chất amines (indole, skatole, cadaverine và putrescine).

I . NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH HÔI MIỆNG:

. Hôi miệng tùy thuộc vào lượng nước miếng tiết ra, lúc chúng ta nhai hay nuốt.

. Chất hơi lưu huỳnh thấm vào mô mềm trong miệng. Khi nước miếng hay mô mềm trong miệng không đủ sức giữ chất hơi lưu huỳnh, xông ra, sẽ làm hôi miệng.

. Vi trùng trong miệng nảy nở tùy theo từng loại, cộng thêm vấn đề vệ sinh, thói quen ăn uống, và lượng nước miếng tiết ra.

. Những môi trường như thay đổi nhiệt độ, ẩm ướt, đồ ăn thức uống, dưỡng khí, và độ cường toan pH, đều ảnh hưởng tới hôi miệng.

Bệnh  hôi  miệng do răng lợi :

. Phần lớn bệnh hôi miệng là do vi trùng nẩy nở trong những hang hốc  trong miệng. Đồ ăn chứa chất trong những lỗ hổng trong lợi, sâu răng, kẽ răng, mặt lưỡi, đều là những chỗ lý tưởng cho vi trùng sinh sản.

. Độ hôi miệng, tăng theo tuổi tác, nhất là khi dùng răng giả, là nơi dễ bị đồ ăn mắc kẹt.

. Một phần ba bị hôi miệng là do bệnh nướu răng sinh ra. Nước miếng bệnh nướu răng dễ làm hôi thối.

. Những bệnh khác cũng làm hôi miệng như: viêm miệng, lưỡi, lợi nướu răng hay viêm thịt dư trong họng (cryptic tonsils), nghẹt hay giảm bài tiết nước miếng (xerostomia).

Hôi miệng do thuốc men :

. Những thuốc men có thể gây hôi miệng như: thuốc cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc chữa bệnh xuống tinh thần (depression), thuốc chống histamines, chữa bệnh Parkinson, thuốc lợi tiểu, amphetamines, v.. v..

Hôi miệng do một số bệnh  tật  khác trong cơ thể gây nên :

. 10% là do những bệnh khác như viêm xoang, viêm thịt dư trong cuống họng (tonsillitis), và bệnh mũi (thí dụ có vật lạ rớt vào muĩ), viêm xoang. Những loại bệnh khác nằm trong phổi như giãn khí quản (bronchiectasis), bướu mụt hay lở loét làm mủ, bọc mủ (abscess), hay ung thư bị nhiễm trùng.

. Bệnh tiểu đường có nhiều chất acetone và ketones xông ra qua đường phổi.

. Bệnh Urê-huyết (azotemia), có chất ammoniac.

. Bệnh chai gan làm cho hơi thở hôi, như có mùi tỏi hay trứng thối, do những chất dimethyl sulfides, methyl mercaptan, và ethanethiol.

. Bệnh thận hư, có mùi tanh như cá, do chất dimethylamines và trimethylamines.

. Ung thư máu (leukemia) hay những bệnh loạn tạo máu (blood dyscrasia) làm cho hơi thở có mùi như máu bị hư, tan rã (decaying blood).

. Những bệnh liên quan đến bao tử ít làm hôi miệng, vì ống thực quản luôn luôn đóng kín và xẹp lại. Còn bao tử chỉ sinh ra mùi hôi, khi bị ợ hay ói mửa. Có những bệnh khác như ợ chua, trào ngược nước chua từ ba tưử  trơở  ngược vào thực quản (heartburn), hẹp môn vị (pyloric stenosis), hay thoát vị khe thực quản (hiatal hernia) cũng sinh ra hôi miệng.

. Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, thay đổi kích thích tố trong người, sinh ra chất hơi có lưu huỳnh bay qua đường phổi làm hôi miệng.

Do đồ ăn, hút thuốc lá:

. Ăn uống đôi khi có thể giúp đỡ hôi miệng, vì nước miếng ra nhiều, làm sạch miệng. Nhưng ngược lại có nhiều đồ ăn lại làm hôi miệng như: tỏi, hành, rượu. Trong hành tỏi có nhiều chất gây mùi hôi như allicin và dallyl sulfite.

. Hút thuốc lá hay xì-gà gây hôi miệng vì làm giảm nước miếng trong miệng.

Nói tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân sinh ra hôi miệng: phần lớn là do  những bệnh trong miệng, răng lợi, những bệnh tai mũi họng, hay nhiều bệnh khác nằm trong cơ thể chúng ta.

Cập Nhật: Phần lớn hôi miệng là do vi trùng phân tán bạch đản gây ra chất hơi chứa lưu huỳnh sulfur. Khoảng 80-90% là do những tảng (plaques) trong răng miệng, bệnh niếu lợi, miệng khô, đặc biệt do vi trùng gram âm tính sống trong môi trường thiếu dưỡng khí. . Vi trùng sinh sản qúa nhiều vùng trong, trên lưỡi. Hôi miệng thấy nhiều nhất ban đêm hay giữa những bữa ăn.

20% hôi miệng là do những bệnh rối loạn dinh dưỡng, như suy gan, suy thận hay tiểu đường, nước tiểu chứa chất trimethylamine, nhiễm trùng hô hấp, thuốc men hoặc do dịch bao tử. Định bệnh hôi miệng không khó nhưng tìm hiểu nguyên nhân hôi miệng không dễ dàng.

II. ĐO ĐỘ HÔI MIỆNG ĐỂ XÁC ĐỊNH BỆNH:

Có nhiều cách để ước lượng mức độ hôi trong miệng.

• Người giám định ngửi mùi hôi : bênh nhân ngồi cách người giám định khoảng một tấc, bịt mũi thở bằng miệng trong 3 phút. Nếu có mùi hôi thì nguồn gốc là từ miệng. Sau đó người bệnh mím miệng thở ra bằng mũi. Nếu có mùi thì cần khám coi mũi và cuống họng có nhiễm đau gì không. Nếu nếu hôi từ cả miệng và mũi thì có thể là do một bệnh tổng quát nào đó.

• Tự mình ước định bằng cách úp bàn tay vào miệng thở ra rồi ngửi mùi; ngửi mùi trên dây dental floss sau khi cà răng.

• Đo nồng độ hôi trong miệng bằng Halimeter, Halitest cũng được áp dụng và khá hữu hiệu.

IIII. PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH HÔI MIỆNG

Về điều trị thì ta phải áp dụng các phương thức sau đây:
1. Nguyên nhân thông thường nhất của hôi miệng là từ MIỆNG.
Cần để ý nhiều đến vấn đề vệ sinh răng miệng. Đánh răng sau khi ăn. Ta cũng không cần dùng thuốc đánh răng, mà chỉ cần chà cho sạch hết thức ăn sót trong miệng, kẽ răng.
Mua thêm dây chỉ nylon (Dental Floss) để cà khe răng cho sạch thức ăn kẹt ở đó.
Với giữ gìn vệ sinh răng miện chu đáo ta đã có thể giảm hôi miệng từ 30%-90%. Nên khám Nha sĩ coi có bị sâu răng, nhiềm độc nớu thì xin chữa.
Giữ miệng ẩm bằng cách lâu lâu uống một chút nước.
Nếu lưỡi đóng bựa thì cạo cho hết để vi khuẩn khỏi tá túc, nhưng cẩn thận đừn để lưỡi bị thương tích.
2. Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng.
3. Ăn nhiều trái cây và rau; giới hạn thịt và chất béo, fo mát có mùi mạnh;
4. Tránh uống quá nhiều rượu, thuốc lá, cigars;
5. Xin bác sĩ khám nghiệm coi có các bệnh kinh niên như tôi kể trên và điều trị.
6. Nếu mang răng giả thì lấy ra ban đêm, rửa sạch sẽ và ngâm trong dung dịch nước sát trùng qua đêm;
7. Bớt uống cà phê
8. Đi khám nha sĩ đều đặn, ít nhất mỗi năm một lần để lau chùi răng

Các mỹ phẩm làm thơm miệng như dầu peppermint hoặc wintergreen chỉ có tác dụng che đậy, làm bớt hôi miệng trong thời gian vài ba chục phút sau khi dùng, chứ không trị dứt được hôi miệng. Nước xúc miệng nên dùng vào buổi tối là thời gian mà vi khuẩn hoạt động mạnh.

Thuốc xúc miệng có hóa chất chlohexidine gluconate (Peridex, Perio-Gard) hoặc hóa chất cetylpyridinium chloride, benzethonium chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride đều rất tốt.

Từ khóa: