Bệnh xơ gan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Xơ gan được định nghĩa về giải phẩu học là sự hình thành nodule và fibrosis lan toả. Tiếp theo sau đó là hoại tử tế bào gan, mặc dù nguyên nhân thì có rất nhiều nhưng hậu quả thì giốnh nhau.
Fibrosis không đồng nghĩa với Xơ gan:
– Fibrosis có thể xảy ra trong suy tim, trong tắc ngẽn ống mật và fibrosis gan bẩm sinh hoặc trongvùng gian thuỳ trong bệnh gan nhiễm hạt – mà không hề có xơ gan thật sự!
– Sự hình thành nodule không kèm fibrosis gặp trong bệnh chuyển đổi từng phần sang thể nodule, cũng không phải là xơ gan
– Có sự liên quan giữa viêm gan mãn và xơ gan
I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH XƠ GAN:
+ Nguyên nhân thường gặp:
– Nghiện rượu
– Không rõ nguyên nhân
– Viêm gan mạn tính (B và C)
+ Nguyên nhân không thường gặp:
– Xơđường mật bẩm sinh.
– Tắc đường mật mạn tính (xơgan mật)
– Bệnh xơnang (cystic fibrosis)
+ Những bệnh hiếm gặp:
– Haemochromatosis. Bệnh Wilson. Bệnh giảm alpha- 1 antitrypsin. Galactosaemia. Glycogennosis typ IV. Tyrosiaemia
+ Quá trình phát triển bệnh
Quá trình phát triển xơgan gồm:
– Tổn thương tế bào gan (thoái hoá, hoại tử)
– Tăng sinh xơlan toả
– Tái tạo tế bào gan từng ổ
Hậu quả:
– Đảo lộn cấu trúc
– Giảm hoặc mất chức năng gan
II. TRIỆU CHỨNG CỦA XƠ GAN:
– Giai đoạn bắt dầu: Chức năng gan còn bù trừ, triệu chứng lâm sàng thường không rõ hoặc rất nhẹ, chủyếu triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhưăn không biết ngon, tiêu lỏng, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau nhẹ, hơi tức vùng bụïng trên bên phải hoặc đầy bụng, nôn hoặc buồn nôn. Khám gan hơi to (có thểkhông to), có bệnh nhân lách to. Chức năng gan bình thường hoặc hơi suy giảm, có thểkhám kỹphát hiện điểm ứhuyết, mạch sao mà xác định bệnh.
– Giai đoạn toàn phát: Chức năng gan suy giảm rõ. Lâm sàng biểu hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa tăng, mạn sườn bên phải đau rõ, sụt cân, da xạm, có bệnh nhân vàng da, vàng mắt, điểm ứ huyết, mạch sao ở mặt, ngực, tay, vai, cổ.. . hoặc có hiện tượng giãn mao mạch, bàn tay, đầu ngón tay đỏ mập lên, chân răng, mũi, trĩ, xuất huyết, tiêu có máu, phụ nữ kinh nguyệt nhiều kéo dài, hoặc có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, ít ngủ, chân tay tê dại, ngứa, tiểu ít, hoặc tiểu khó, cổ chân phù, bụng có nước nhẹ. Khám gan thấy có thể eo nhỏ hoặc to dưới bờ sườn, bờ sắc cứng.
– Giai doạn cuối: Triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch rõ: cổ trướng, da bụng bóng, tuần hoàn bàng hệ, tiểu rất ít hoặc vô niệu, khó thở, người gầy, sắc mặt xạm tối, da mặt vàng đậm, bệnh nặng có xuất huyết tiêu hóa, tinh thần lờ đờ, buồn ngủ hoặc hưng phấn, hốt hoảng, hôn mê gan…
Tiên lượng xơ gan:
Những điễm có ích khi tiên lượng :
– Nguyên nhân: Xơ gan do rượu thường đáp ứng tốt hơn xơ gan không biết nguyên nhân
– Nếu xơ gan mất bù theo sau một xuât huyết, nhiễm trùng hay nghiện ruợu thì tiên lượng tôt hơn là xảy ra đột ngột vì các yêu tố thúc đẩy trên có thể điều chỉnh được.
– Đáp ứng điều trị: nếu bn không đáp ứng với điều trị khi nhập viện 1 tháng xem như tiên lượng kém
– Vàng da kéo dài là dấu hiệu nặng
– Biến chứng thần kinh: tiên lượng tốt hay xấu tùy thuộc cách xuất hiện các dấu thần kinh, liên quan đến suy tế bào gan thì tiên lượng xấu
– Cổ chướng nặng( cần dùng nhiều lợi tiểu) tiên lượng nặng.
– Gan: Gan lớn tiên lượng tốt hơn gan nhỏ
– Xuất huyết từ dãn Tm thực quản: Tiên lượng xấu
– Albumin máu <2.5g/l: tiên lượng xấu. Men gan và globulin không có giá trị tiên lượng.
– Biễu hiện thời gian Prothrombin kéo dài duy trì lâu trên lâm sàng: tiên lượng kém!
– Giảm HA kéo dài: tiên lượng xấu!
– Thay đổi mô học tế bào gan: theo dõi để đánh giá mức độ hoại tử và viêm tế bào gan.
Tiên lượng được quyêt định bởi mức độ của suy tế bào gan. Vàng da, vết bầm tự nhiên, và cổ chướng không đáp ứng điều trị là những dấu hiệu nặng.
III. ĐIỀU TRỊ XƠ GAN:
Điều trị xơ gan còn bù tốt chủ yếu nhằm vào phát hiện sớm các biểu hiện suy tế bào gan. Chế độ ăn cân bằng và tránh rượu là chủ yếu.
– Một chế độ ăn gồm 1g Protein/1kg cân nặng là đủ trừ phi bệnh nhân có suy dinh dưỡng nặng!
– Thêm Methionin hoặc các chất bảo vệ gan vào điều trị là không cần thiết.
– Hạn chế Na , dùng lợi tiểu
– Dùng lactulose , không để bón
– Ngừa xuất huyết tiêu hóa:propranolol …vv
Thuốc chống xơ:
– colchicine
– Corticoids dùng trong viêm gan tự miễn
– Một số thuốc khác đang nghiên cứu: HOE 077
Phẫu thuật: tất cả các phẫu thuật ở bệnh nhân xơ gan đều có nguy cơ cao và tỉ lệ tử vong cao! Tham khảo phân độ Child’s:
– Tử vong 10% ở đô A
– 31% – độ B
– 76% – độ C
*Tốt nhất nên kiểm soát theo dõi và điều trị nguyên nhân đưa đến xơ gan.
Cần ăn uống thế nào khi đã mắc bệnh?
– Rượu bia nên tránh tuyệt đối.
– Hạn chế thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp, hàng quán vì chứa nhiều muối và mì chính (chứa nhiều natri).
– Cân đối thành phần dinh dưỡng như chất đạm, chất đường, chất béo.
– Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả cung cấp cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể và hoạt động của gan.
– Uống nhiều nước.
– Tránh ăn mỡ động vật, thay bằng dầu thực vật.
Làm thế nào để phòng tránh xơ gan?
Để phòng tránh căn bệnh này, hạn chế bia rượu, tiêm phòng các loại virus viêm gan B, C, D là những biện pháp tối thiểu. Khi đã bị viêm gan, bệnh nhân cần kiểm tra định kỳ để phát hiện và điều trị sớm.
Còn khi đã được chẩn đoán xơ gan, cần kiểm soát, theo dõi và điều trị nguyên nhân dẫn tới xơ gan.