Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm loét dạ dày  tá tràng là những bệnh cấp hoặc mãn tính tại niêm mạc đường tiêu hoá do mất cân bằng bảo vệ, do vi khuẩn, tác dụng phụcủa thuốc (Piroxicam, Aspirin…), ăn uống, stress, trào ngược mạn tính các chất bài tiết của tụy, mật, acid mật hoặc do hội chứng Zollinger – Ellison.

I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG:

Bệnh viêm loét dạdày là một bệnh rất phổbiến trong xã hội hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh Viêm loét dạdày thì rất nhiều, nhưng chúngta có thểtổng kết lại trong một số nguyên nhân chính nhưsau:

Do chế độ ăn:

+ Ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng

+ Ăn nhiều chất béo

+ Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài

+ Nghiện rượu, nghiện thuốc lá

+ Ăn vội vàng, nhai không kỹ

+ Rối loạn giờ giấc ăn uống thường xuyên: ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn quá khuya, lúc ăn thì quá no, lúc thì nhịn đói quá lâu.

·        Do thuốc & các hóa chất: thường gặp là acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid…

·    Do nhiễm trùng: đặc biệt trong thời đại ngày nay tình hình nhiễm HP rất được các BS chuyên khoa tiêu hóa quan tâm, đây là một loại vi khuẩn gam âm, có hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày tá tràng (DDTT).

·    Do nguyên nhân thần kinh: viêm loét dạ dày thường hay gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng, gặp ở người sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn, gặp ở người làm việc trí óc nhiều hơn ở người làm việc chân tay.

·  Do nguyên nhân nội tiết: đái tháo đường, hạ đường huyết, hội chứng cushing, xơ gan…

II. TRIỆU CHỨNG PHÂN BIỆT VIÊM LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG:

Viêm loét ddày:

– Đau bụng trên hoặc vùng thượng vị (vùng bụng trên, ngay dưới ức), ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn.

– Đói đau, no quá cũng đau. Đang đói, đau, ăn nhẹ thì hết đau. Đau tăng khi ăn các thức ăn như: chuối tiêu, dứa, dưa chua,…

– Xuất huyết (nếu có): Phân đen, mịn như cà phê hoặc nôn ra máu đỏ, da xanh tái, tim đập nhanh, vã mồ hôi, giảm huyết áp.

Viêm loét hành tá tràng:

– Đau vùng thượng vị: Đau dữ dội, đau rát, đau như bị cào, gặm; hoặc đau âm ỉ, bụng đầy hoặc cảm giác cồn cào như đói.

– Cơn đau giảm khi ăn thức ăn. Cơn đau lại đến sau khi ăn 1,5-3 giờ. Cơn đau thường làm bệnh nhân tỉnh dậy ban đêm. Có thể kéo dài vài ngày tới vài tháng. Đau tăng khi ăn thức ăn và nôn là các triệu chứng của loét môn vị

Thăm khám thực thể và các xét nghiệm cận lâm sàng tại bệnh viện hoặc các trung tâm y tế như: Chụp Baryt cản quang, nội soi, test H.P., định lượng acid, sinh thiết,… sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

III.  PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY- TÁ TRÀNG:

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trịviêm loét dạdày – tá tràng với mục đích điều trịnhưsau:

1. Giảm yếu tố gây loét.

– Dùng thuốc ức chế bài tiết acid clohydric và pepsin.

– Dùng thuốc trung hoà acid clohydric đã được bài tiết vào dạ dày – tá tràng.

2. Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc.

– Dùng các thuốc bao phủ niêm mạc và băng bó ổ loét.

– Dùng thuốc kích thích sản xuất chất nhầy (mucin) hoặc các phương pháp kích thích sự tái tạo niêm mạc bằng Laser cường độ thấp – Heli – Neon.

3. Diệt trừ Helicobacter pylori.

– Dùng các kháng sinh và các chất diệt khuẩn như Bismuth.

Ngoài việc uống thuốc điều trị duy trì, đối với các bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng, chế độ ăn là một phần của các yêu cầu điều trị và một chế độ ăn đúng cũng góp phần tích cực vào kết quả điều trị:

1. Nguyên tắc chung:

Bệnh nhân cần tránh ăn các thức ăn dễ kích thích như:

– Rượu, các chất gia vị như ớt, hạt tiêu. các chất có nhiều chất chua: hoa quả, dấm…

– Không hút thuốc lá, thuốc lào.

2. Ăn chế độ riêng:

Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn bệnh và các biến chứng kèm theo.

+ Đối với bệnh nhân đang bị xuất huyết tiêu hoá, đang đợt đau:

– Bệnh nhân cần nằm tại chỗ, tránh đi lại và tránh thay đổi tư thế đột ngột.

– Ăn các thức ăn lỏng (sữa, nước cháo) chia làm nhiều bữa cho đến khi hết đau, hết các triệu chứng của xuất huyết tiêu hoá (đi ngoài phân vàng), sau đó ăn đặc (cháo, cơm nát) rồi ăn dần dần trở lại bình thường.

+ Ngoài đợt sau:

– Ăn chậm, nhai kỹ.

–  Buổi tối nên ăn một miếng bánh ngọt hoặc uống một cốc sữa nhỏ, không nên để dạ dày rỗng, đói.

– Không cần thiết phải ăn cơm nếp như trước đây.

Bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng cần chú ý: Có chế độ làm việc hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh Stress tâm lý.

Bệnh nhân cần lưu ý tái khám sau mỗi đợt điều trị, bác sĩ sẽ so sánh kết quả trước và sau khi điều trị để giúp bạn chữa trị bệnh hiệu quả!