Rối loạn giấc ngủ: Nguyên nhân và cách điều trị

Rối loạn giấc ngủl à chứng bệnh thường gặp ởmọi lứa tuổi, mọi giới do nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh biểu hiện dưới ba hình thái chủyếu là mất ngủ, ngủnhiều và rối loạn nhịp thức ngủ.

Ởnhững người này, việc đi vào giấc ngủvà duy trì nó trởnên khó khăn, làm cho thời gian ngủít đi và chập chờn không sâu. Chứng mất ngủđa phần liên quan đến tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm và các bệnh rối loạn tâm thần khác, đôi khi là triệu chứng của một bệnh thực thể.

Một sốbệnh nhân mất ngủcó cảm giác tê bì, căng cứng chân tay nhưcó dòibò, rất khó chịu. Các biểu hiện này tăng rõ lên vào chiều tối và trước khi đi ngủlàm người bệnh không thểngon giấc. Tuy nhiên, nếu chỉmất ngủthoảng qua một vài hôm thì không thểcoi là rối loạn giấc ngủ, chỉkhẳng định bệnh khi mất ngủxảy ra ít nhất 3 lần / tuần, trong thời gian ít nhất là một tháng.

Tình trạng mất ngủkéo dài làm bệnh nhân lo lắng, sợhãi thậm chí trầm cảm và hậu quảlà càng mất ngủ hơn.

I. NGUYÊN NHÂN GÂY RỐI LOẠN GIẤC NGỦ:

Việc ăn nhiều cà chua hay các thực phẩm nhiều gia vị sẽ dễ gây ợ hơi. Tình trạng này càng nặng hơn khi nằm và chính nó là nguyên nhân gây khó ngủ. Việc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ cũng có thể gây gián đoạn giấc ngủ do phải thức dậy đi tiểu nhiều lần.

Ngoài cà phê, rượu, thuốc lá, các yếu tố sau cũng có ảnh hưởng đến giấc ngủ:

Nhiệt độ, độ ẩm môi trường: Thời tiết mát mẻ giúp ngủ ngon hơn, có thể vì nó phù hợp với tình trạng thân nhiệt giảm khi ngủ sâu (khoảng 4 giờ sau khi bắt đầu ngủ). Môi trường quá ẩm sẽ gây ngột ngạt, quá khô sẽ gây đau họng, khô mũi miệng, khó ngủ.

Ánh sáng và tiếng ồn: Phòng quá sáng khiến người ta khó ngủ. Tiếng ồn cũng làm giấc ngủ không được sâu.

Gối, vải trải giường, chăn: Nếu khi ngủ dậy, bạn thường có cảm thấy ê ẩm cả người hay đau lưng thì có thể là do chăn gối được làm từ vật liệu không thích hợp.

Ngoàicác yếu tố môi trường, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng,rối loạn giấc ngủ cũng có thể bắt nguồn từ những bệnh tâm thần như nghiện rượu, trầm cảm…Các nghiên cứu gần đây ở Trung tâm Sức khỏe tâm thần TP HCM cho thấy, rối loạn giấc ngủ xuất hiện ở 94% bệnh nhân rối loạn stress sau chấn thương; 84% bệnh nhân tâm thần phân liệt; 83% người nghiện rượu và 72% trường hợp trầm cảm.

II. ĐIỀU TRỊ BỆNH RỐI LOẠN GIẤC NGỦ:

1. Thư giãn tâm lý: Sức khỏe sẽ không bị ảnh hưởng gì nếu thỉnh thoảng không ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm. Vì vậy, không nên quá lo lắng. Những bệnh nhân mất ngủ mạn tính thường rất sợ buổi tối vì họ nghĩ rằng có thể sẽ không ngủ được và càng lo sợ, giấc ngủ càng khó đến.

Nếu trong ngày có những vấn đề chưa giải quyết xong, hãy gác lại. Không nên vừa nằm chờ giấc ngủ đến vừa nghĩ cách giải quyết vấn đề. Khi lên giường ngủ, không nên làm gì. Nếu không ngủ được, sau 10-15 phút, hãy đứng dậy đi làm một việc khác.

2. Vệ sinh giấc ngủ: Dưới đây là các biện pháp tạo điều kiện cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn mà không cần dùng thuốc.

– Thức dậy đúng giờ mỗi ngày.

– Dù có mất ngủ cũng chỉ nên nằm trên giường với thời gian bằng thời gian ngủ được trước khi bị mất ngủ.

– Không sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, rượu…) vào buổi chiều.

– Tránh ngủ nhiều ban ngày.

– Tập thể dục buổi sáng đều đặn (có thể tập những bài nặng).

– Tránh những kích thích làm khó ngủ như nghe radio quá to, đọc sách quá hay, xem những phim đòi hỏi phải chú ý theo dõi sát sao…

– Trước khi đi ngủ khoảng 20 phút, nên tắm nước ấm.

– Tránh những bữa ăn quá thịnh soạn hay khó tiêu gần giờ đi ngủ.

– Tập những bài thể dục nhẹ có tính chất thư giãn trước khi ngủ.

– Phòng ngủ thoáng khí, ít ánh sáng, không quá nóng hay quá lạnh.

3. Dùng thuốc: Có thể sử dụng benzodiazepine, zolpidem, chloral hydrate… nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có hội chứng lo âu hay trầm cảm đi kèm, nên phối hợp các loại thuốc chống trầm cảm, lo âu.