Mẹ bị thủy đậu có nên cho con bú?

Mắc bệnh thủy đậu, chị Mai (TP.HCM) rất lo lắng, con gái chị mới 7 tháng tuổi và bé đang được bú sữa mẹ hoàn toàn. Làm sao để bé không bị lây bệnh từ mẹ mà vẫn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng? Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho rằng, vẫn cho trẻ bú nhưng cần có biện pháp để phòng bệnh cho bé.

 

Những điều cần biết về thủy đậu

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Varicella – Zoster gây ra. Bệnh dễ bị lây nhiễm và chủ yếu lây qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện thì dịch tiết bắn ra, nếu người khác hít phải dịch tiết này sẽ nhiễm bệnh.

Thủy đậu cũng có thể lây nhiễm gián tiếp khi người lành tiếp xúc với mụn nước (hoặc nốt rạ) đã bị vỡ ra, hoặc các vết loét trên da người mắc bệnh.

Thời điểm lây bệnh phần lớn ở giai đoạn ủ bệnh, trước khi người bệnh nổi bóng nước 2- 3 ngày, sau đó kéo dài 2 – 3 tuần.

Dấu hiệu cho thấy bị nhiễm thủy đậu như: biểu hiện đầu tiên là sốt (từ 38 -38,5 độ C). Người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn, dễ cáu gắt, một vài trường hợp có cảm giác đau đầu hoặc đau nhức các cơ bắp.

Thông thường, áp dụng những nguyên tắc như giữ vệ sinh sạch sẽ trong sinh hoạt như tắm bằng nước ấm, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, uống nhiều nước… Bệnh sẽ tự lành sau khoảng 10 -15 ngày, tính từ ngày sốt phát ban.

Biểu hiện bệnh thủy đậu

Bà mẹ đang cho con bú cần lưu ý:

Nếu có thể, mẹ nên vắt sữa ra bình và nhờ người khác cho bé bú. Cho bé ngủ riêng, cách ly mẹ.

Trong trường hợp bé không chấp nhận bú bình mà chỉ bú mẹ trực tiếp thì người mẹ cần mang khẩu trang khi cho bé bú. Thời gian này nên hạn chế nói chuyện cùng bé để phòng dịch tiết bắn ra. Thận trọng đừng để bé cọ sát làm vỡ các nốt rạ và nước dịch này dính vào người bé khiến bé bị lây nhiễm.

Cắt móng tay của bé để tránh trường hợp bé dùng móng cào và làm bong các vết rạ, dịch tiết ra sẽ làm bé bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất vẫn là các bà mẹ nên chích ngừa thủy đậu trước khi có con (nếu chưa từng bị). Vì mẹ có chích ngừa và cho con bú thì kháng thể sẽ theo đường sữa vào cơ thể bé, bảo vệ bé trong 12 tháng đầu đời, dù có tiếp xúc với mầm bệnh.

Những trường hợp mẹ chưa chích ngừa nhưng bị nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ ảnh hưởng nặng nề cho thai nhi như bị thủy đậu bẩm sinh, đa dị tật, tim, mắt, sảy thai… Người mẹ sau đó cũng rất dễ bị viêm phổi.

Gần đây, một số trường hợp cho rằng mình bị bệnh thủy đậu lần 2 là hoàn toàn không đúng. Y khoa thế giới cũng từng khẳng định, một đời người chỉ có 1 lần nhiễm bệnh thủy đậu, không có lần thứ 2. Nếu có, thì có thể đó là sự nhận dạng sai bệnh, hoặc là lần trước không phải thủy đậu hoặc lần sau không phải thủy đậu.

Đây là một thực trạng báo động về nguy cơ sức khoẻ hàng ngày mà đặc biệt là sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Vì viêm nhiễm phụ khoa không nguy hại đến tính mạng nhưng gây cho người phụ nữ không ít những lo lắng, phiền muộn, ngại ngùng. Đồng thời viêm nhiễm gây phiền toái, xáo trộn trong sinh hoạt vợ chồng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình… Đặc biệt nếu không được điều trị dứt điểm viêm nhiễm kéo dài, tái phát nhiều lần dai dẳng sẽ làm tắc vòi trứng, vô sinh, ung thư cổ tử… làm mất thiên chức vợ làm mẹ của người phụ nữ.

Điều trị viêm nhiễm phụ khoa không khó nếu tuân thủ đúng cách. Tuy nhiên, do e ngại, đa phần chị em thường chọn cách tự điều trị. Nhiều người, cứ viêm nhiễm là sử dụng kháng sinh… gây hiện tượng lờn thuốc, mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, làm cho tình trạng viêm nhiễm đỡ rồi lại tái nặng hơn.

Để phòng bệnh, cần học thói quen vệ sinh không đúng cách (không thụt rửa âm đạo, vệ sinh từ trước ra sau) để vi khuẩn có hại không xâm nhập vào âm đạo…; giảm căng thẳng…

Ngoài ra, với những trường hợp có nguy cơ cao (mất cân bằng hệ vi sinh ở vùng kín) như thay đổi hooc-môn (trong thai sản, điều hòa kinh nguyệt, sảy thai, tiền mãn kinh…) hay đang dùng các thuốc chữa bệnh, kháng viêm, kháng nấm, thuốc ngừa thai, suy giảm miễn dịch… thì việc sử dụng các liệu pháp tự nhiên sẽ giúp cân bằng nội tiết tố, giảm được tình trạng viêm nhiễm.

Các loại thực phẩm lên men như sữa chua hay các loại thảo dược có tính kháng sinh thực vật cao, kháng nấm tự nhiên, chống viêm, thanh nhiệt như trần bì, hạt í dĩ, bại tượng thảo, khổ luyện bì, hoàng cầm, sài hồ bắc… có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa cũng như điều trị một cách tự nhiên.

Theo PNO