Bệnh nhi tay chân miệng may mắn thoát cửa tử
Ngừng thở lúc nhập viện, bé Lê Phi Tiến 5 tháng tuổi mắc bệnh tay chân miệng may mắn hồi sinh sau gần một tuần được các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cứu chữa.
Bác sĩ Phan Tứ Quý, Trưởng khoa Cấp cứu hồi sức và chống độc trẻ em, cho biết, bệnh nhi nhập viện ngày 21/7 trong tình trạng mạch và huyết áp bằng 0, toàn thân tím tái và có dấu hiệu ngưng thở.
“Bé thở máy nhưng gần 2 giờ đồng hồ vẫn tím tái toàn thân. Trước diễn tiến xấu, chúng tôi đã chọn giải pháp cuối cùng là lọc máu liên tục”, bác sĩ Quý nói.
Bệnh nhi thoát hiểm sau hơn một tuần thở máy. Ảnh: Thiên Chương
Cũng theo bác sĩ Quý, sau gần 24 giờ đồng hồ lọc máu, bé chuyển biến tích cực song cứ ngưng lọc máu thì sức khỏe lại kém. Các biện pháp cấp cứu giúp vận mạch được tiến hành song song để khắc phục tình trạng phù phổi cấp. Phải đến 72 giờ sau, bệnh nhi mới bắt đầu có dấu hiệu sống.
Sáng nay bác sĩ Lê Quang Hùng, Phó giám đốc Sở Y tế Bình Định cho biết, trên địa bàn tỉnh đã có trẻ đầu tiên tử vong do bệnh tay chân miệng.Đó là một bé trai 4 tuổi ở thôn Thanh Long, xã Phước Mỹ, thành phố Quy Nhơn. Ngày 30/7, cháu bé nhập viện đa khoa Bình Định trong tình trạng sốt cao, giật mình, nổi nốt ở chân tay, nhưng sức khỏe vẫn ổn định, chơi đùa bình thường.
Đến đầu giờ chiều hôm sau, bệnh biến chứng đột ngột gây viêm cơ tim cấp, phù phổi, bé qua đời rất nhanh. “Tính đến hết tháng 7, tỉnh Bình Định ghi nhận 29 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có một trẻ đã tử vong. Hiện bệnh chỉ xuất hiện lẻ tẻ ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh”, ông Hùng cho biết thêm. Kiều Mi |
Sáng nay, sau hơn 10 ngày nhập viện, trong đó có 3 ngày tưởng đã chết và hơn 4 ngày phải thở máy, bé Tiến đã hoàn toàn bình phục.
Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc bệnh viện cho biết, đây là ca mắc tay chân miệng nhỏ tuổi và nguy kịch nhất được cứu thoát tử thần trong số 165 bệnh nhi tay chân miệng nặng điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới tính từ đầu năm.
Cũng theo bác sĩ Châu, từ đầu năm đến nay, bệnh viện này tiếp nhận khoảng 1.600 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 7 ca tử vong. Tỷ lệ tử vong trong nhóm bệnh nặng là 4,2%. Hầu hết bệnh nhân nặng đều do nhập viện muộn, hoặc chuyển từ tuyến dưới lên sau khi đã điều trị bất thành.
Trường hợp bé Tiến, theo các bác sĩ cũng là nhập viện muộn vì bệnh đã sốt 3 ngày kèm co giật khoảng 12 giờ đồng hồ trước khi đi cấp cứu nhưng gia đình vẫn chủ quan không đưa đi cấp cứu.
Nhận định diễn biến bệnh tay chân miệng hiện khá phức tạp, bác sĩ Châu khuyên phụ huynh cần chú ý những triệu chứng bất thường của trẻ như sốt kéo dài, đặc biệt khi thấy trẻ có dấu hiệu giật mình, tay chân miệng có nổi bóng nước thì phải đưa đến bệnh viện khám ngay.
Tại TP HCM, các bệnh viện tiếp nhận bệnh nhi tay chân miệng gồm: Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Dịch bệnh tay chân miệng đang bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, gần 18.000 bệnh nhân, 60 trường hợp tử vong. Bệnh không có thuốc đặc trị, chỉ chữa triệu chứng. Do đó người dân được khuyến cáo là phải có ý thức phòng ngừa bệnh, vệ sinh nhà cửa, môi trường và vật dụng sạch sẽ bằng hóa chất Cloramin B.
Nguồn Vnexpress