Phá thai bằng thuốc
Phá thai bằng thuốc chỉ được áp dụng với thai dưới 50 ngày và cho những thai phụ không thể làm bằng ngoại khoa. Hiện nay tại Việt Nam mới dùng nhóm phổ biến là mifepristone và misoprostol.
>> Phá thai bằng thuốc và những hệ lụy…
Để giải đáp 1 số thắc mắc về thuốc phá thai chúng tôi xin trả lời câu hỏi sau của bạn Vy Diệp:
Hôm nay đã được 4 ngày kể từ khi uống 2 viên misoprostol nhưng em thấy bụng dưới to hơn bình thường. Sau khi phá thai em ăn uống khỏe, chỉ thỉnh thoảng hơi tức bụng, không mệt mỏi, đi làm bình thường. Xin hỏi, việc bụng dưới to như thế là dấu hiệu việc phá thai bằng thuốc thất bại hay là triệu chứng bình thường? Em rất lo lắng nhưng bác sĩ hẹn 2 tuần mới đến khám lại nên xin nhờ chuyên mục giải thích thắc mắc này cho em. Em xin chân thành cảm ơn!
Vy Diệp thân mến!
Phá thai bằng thuốc chỉ được áp dụng với thai dưới 50 ngày và cho những thai phụ vì điều kiện đặc biệt không thể làm bằng ngoại khoa. Hiện nay tại Việt Nam mới dùng nhóm phổ biến là mifepristone và misoprostol.
Nhóm thuốc mifepristone có tác dụng đối kháng với pro-gesteron nên cản trở quá trình trứng làm tổ và bám vào thành tử cung. Nếu dùng sớm khi chưa thụ thai thì nó ngăn cản quá trình thụ thai (được coi là thuốc tránh thai khẩn cấp). Nếu dùng muộn khi đã có thai trong vòng 49 ngày, nó làm bong thai ra khỏi niêm mạc tử cung, được coi là thuốc phá thai. Khi dùng mifepristone quá muộn, thai sẽ không bong ra được.
Còn nhóm thuốc misoprostol làm tăng cường co bóp cơ tử cung để tống thai ra ngoài sau khi mifepristone đã làm bong thai ra khỏi niêm mạc tử cung. Để phá thai, 2 nhóm thuốc trên nhất thiết phải kết hợp với nhau.
Phác đồ phá thai bằng thuốc gồm 3 bước:
– Làm bong thai: Bệnh nhân uống mifepristone 200 mg ngay tại phòng khám để làm tróc túi thai ra khỏi niêm mạc tử cung rồi về nhà tự theo dõi theo hướng dẫn của thày thuốc.
– Tống thai ra ngoài: Sau 48 giờ, bệnh nhân trở lại bệnh viện uống tiếp misoprostol 400 mg (để đẩy thai ra) và lưu lại phòng khám trong 3 giờ để theo dõi mạch, huyết áp (cứ nửa giờ một lần). Nơi theo dõi này phải có đủ các trang bị cấp cứu về tim mạch, đồng thời phải có điều kiện để vận chuyển bệnh nhân lên tuyến cao hơn.
– Kiểm tra hiệu quả: Sau 14 ngày, bệnh nhân đến khám lại. Nếu siêu âm vẫn thấy thai phát triển và tim thai vẫn đập thì bắt buộc phải phá bằng phương pháp khác; không được giữ thai.
Nếu chỉ là nôn và đau bụng mà chưa thấy chảy máu thì có nghĩa thuốc phá thai chưa có tác dụng làm cho thai bong ra ngoài được. Bạn cần đến bệnh viện sớm để được bác sĩ thăm khám, siêu âm lại và giúp bạn đình chỉ thai sớm.
Nếu sau uống thuốc đã có hiện tượng ra máu và được bác sĩ xác định đó là thai, trong trường hợp này bạn cần lưu ý: nếu bụng dưới vẫn to, kèm theo hiện tượng ra máu đen và bị sốt thì rất có thể còn sót nhau thai hoặc sản dịch quá nhiều làm cho viêm nhiễm. Trường hợp này bạn cũng cần đến bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt. Không nên để “sơ xuất” thêm lần nữa Vy Diệp nhé, vì mỗi nạo phá thai, cho dù bằng phương pháp nào thì cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn, thậm chí rất nguy hiểm.
Chúc bạn mọi điều tốt lành!