Dấm làm thuốc

Dấm có thể cầm máu, chống tụ huyết, giải độc, sát trùng, giúp tiêu hóa. Loại này thường dùng chủ yếu cho người đẻ sau sinh, chảy máu mũi, phòng cảm cúm, huyết áp cao.


Dấm còn có tên là rượu đắng, mẻ, dấm gạo. Là dịch thể chứa a-xít a-thy-lic đã lên men của ý dĩ, mạch, cao lương hoặc bã rượu. Nói chung thành phần của dấm tổ thành bởi chất keo thấm, tro, a-xít hữu cơ, đường hoàn nguyên và các loại andehyd, ketone, trong đó a-xít axetic chiếm từ 3 đến 5%. Vị chua, đắng, tính ôn. Hầu hết các nơi đều có.

Tác dụng: Cầm máu, chống tụ huyết, giải độc, sát trùng, khai vị, giúp tiêu hóa nên dùng chủ yếu cho người đẻ sau sinh, chảy máu mũi, phòng cảm cúm, huyết áp cao, chất xương tăng, kém ăn, dạ dày thiếu dịch chua.

Cách dùng:
Cho vào thuốc sắc hay trộn với các vị thuốc, hoặc xông, ngậm bên ngoài.

Kiêng kị: Không dùng cho người bị tì vị thấp, bị tê, gân co rút, chất chua dạ dày quá nhiều.

Chữa trị:
Choáng sau lúc sinh (do mất máu); ăn quá nhiều cá tanh, nước hoa quả lạnh nên khó tiêu; chảy máu mũi; sưng không rõ nguyên nhân, nhọt chưa vỡ; đau răng; đề phòng cảm cúm; quai bị; chống nắng; kích thích ăn; dạ dày thiếu chất chua, chán ăn; huyết áp cao, máu nhiều mỡ; viêm gan dạng vàng da cấp tính; sôi bụng; mất ngủ; viêm ruột; giun chui ống mật; xổ giun kim; xổ sán dây; sốt rét; đầu ngứa, rụng tóc; mề đay; rôm nóng ở trẻ con…

Theo sách “Thức ăn vị thuốc”
Viện Nghiên cứu và phổ biến kiến thức bách khoa

Từ khóa: