Chế độ ăn nhiều muối có liên quan đến nguy cơ loét dạ dày

Vi khuẩn gây loét dạ dày sẽ có nhiều khả năng gây bệnh hơn khi tiếp xúc với nồng độ cao của muối, một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết như thế.

2 gen đi kèm với khả năng gây bệnh của Helicobacter pylori trở nên hoạt động hơn trong môi trường nhiều muối. Báo cáo các kết quả tại hội nghị của Hiệp Hội Vi Sinh Mỹ, các nhà nghiên cứu cho biết rằng các nghiên cứu đã cho thấy muối có liên quan đến ung thư dạ dày.

Các nhà chuyên môn cho biết những phát hiện cho thấy muối và H. Pylori có thể tác động hỗ tương với nhau ra sao.

H. pylori sống trong dạ dày và có liên quan đến 90% loét tá tràng và 80% trường hợp loét dạ dày.
Vi khuẩn cũng có thể tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Nhiều người mang vi trùng trong dạ dày nhưng không cảm nhận triệu chứng nào cả. Và một số người nhiễm vi khuẩn có biểu hiện triệu chứng rất nhẹ so với những người khác.

Người dẫn đầu cuộc nghiên cứu Tiến Sĩ Hanan Gancz, và các đồng sự cho rằng từ lâu chúng ta đã biết rằng người ăn mặn nhiều có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn nhưng chưa ai quan tâm đặc biệt đến tác dụng của muối trên chính vi khuẩn H. pylori.

Họ đo lường độ tăng trưởng và biểu hiện gen của H. pylori trong phòng thí nghiệm và nhận thấy rằng vận tốc tăng trưởng của vi khuẩn bị chựng lại khi có hiện diện của nồng độ muối cao. Tuy nhiên vi khuẩn cũng có những thay đổi về hình dạng và sắp thành từng chuỗi dài. Đồng thời, 2 gen đi kèm với độc lực của vi khuẩn có biểu hiện rõ nét hơn.

Vi Khuẩn H. pylori là tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và các biến chứng như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày, hẹp môn vị và ung thư dạ dày.

Chế Độ Ăn

Tiến sĩ Gancz, thuộc Đại Học “Uniformed Services University of the Health Sciences” ở Bethesda, Maryland, cho biết: “Bằng chứng về dịch tễ học từ lâu đã cho thấy có mối liên quan giữa H. pylori và thành phần trong chế độ ăn của người. Điều này thật sự đúng đối với những chế độ ăn nhiều muối.”

Ông nói thêm rằng: “Có vẻ như H. pylori giám sát chặt chẽ chế độ ăn của những người mà chúng lây nhiễm.” “Chúng tôi nghĩ rằng khi có nồng độ muối cao trong môi trường dạ dày, H. pylori sẽ sản xuất thặng dư ra các yếu tố cho phép nó tồn tại và về lâu dài sẽ tăng nguy cơ bệnh tật cho ký chủ.”

Quá nhiều muối trong khẩu phần còn làm tăng huyết áp là nguyên nhân chính của nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Tiến Sĩ Perminder Phull, chuyên gia về tiêu hoá của BV Aberdeen Royal Infirmary, cho rằng trước kia chế độ ăn là yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh nhân loét tiêu hoá, sau đó với những tiến bộ trong điều trị, chế độ ăn không còn được xem trọng như trước nữa. “Nhưng có nghiên cứu cho thấy chế độ ăn mặn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và điều này có thể giải thích cơ chế giữa muối và nhiễm H. pylori.”

BS. ĐỒNG NGỌC KHANH – BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn

Từ khóa:

Chế độ ăn nhiều muối có liên quan đến nguy cơ loét dạ dày

Vi khuẩn gây loét dạ dày sẽ có nhiều khả năng gây bệnh hơn khi tiếp xúc với nồng độ cao của muối, một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết như thế.

2 gen đi kèm với khả năng gây bệnh của Helicobacter pylori trở nên hoạt động hơn trong môi trường nhiều muối. Báo cáo các kết quả tại hội nghị của Hiệp Hội Vi Sinh Mỹ, các nhà nghiên cứu cho biết rằng các nghiên cứu đã cho thấy muối có liên quan đến ung thư dạ dày.

Các nhà chuyên môn cho biết những phát hiện cho thấy muối và H. Pylori có thể tác động hỗ tương với nhau ra sao.

H. pylori sống trong dạ dày và có liên quan đến 90% loét tá tràng và 80% trường hợp loét dạ dày.
Vi khuẩn cũng có thể tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Nhiều người mang vi trùng trong dạ dày nhưng không cảm nhận triệu chứng nào cả. Và một số người nhiễm vi khuẩn có biểu hiện triệu chứng rất nhẹ so với những người khác.

Người dẫn đầu cuộc nghiên cứu Tiến Sĩ Hanan Gancz, và các đồng sự cho rằng từ lâu chúng ta đã biết rằng người ăn mặn nhiều có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn nhưng chưa ai quan tâm đặc biệt đến tác dụng của muối trên chính vi khuẩn H. pylori.

Họ đo lường độ tăng trưởng và biểu hiện gen của H. pylori trong phòng thí nghiệm và nhận thấy rằng vận tốc tăng trưởng của vi khuẩn bị chựng lại khi có hiện diện của nồng độ muối cao. Tuy nhiên vi khuẩn cũng có những thay đổi về hình dạng và sắp thành từng chuỗi dài. Đồng thời, 2 gen đi kèm với độc lực của vi khuẩn có biểu hiện rõ nét hơn.

Vi Khuẩn H. pylori là tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng và các biến chứng như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày, hẹp môn vị và ung thư dạ dày.

Chế Độ Ăn

Tiến sĩ Gancz, thuộc Đại Học “Uniformed Services University of the Health Sciences” ở Bethesda, Maryland, cho biết: “Bằng chứng về dịch tễ học từ lâu đã cho thấy có mối liên quan giữa H. pylori và thành phần trong chế độ ăn của người. Điều này thật sự đúng đối với những chế độ ăn nhiều muối.”

Ông nói thêm rằng: “Có vẻ như H. pylori giám sát chặt chẽ chế độ ăn của những người mà chúng lây nhiễm.” “Chúng tôi nghĩ rằng khi có nồng độ muối cao trong môi trường dạ dày, H. pylori sẽ sản xuất thặng dư ra các yếu tố cho phép nó tồn tại và về lâu dài sẽ tăng nguy cơ bệnh tật cho ký chủ.”

Quá nhiều muối trong khẩu phần còn làm tăng huyết áp là nguyên nhân chính của nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Tiến Sĩ Perminder Phull, chuyên gia về tiêu hoá của BV Aberdeen Royal Infirmary, cho rằng trước kia chế độ ăn là yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh nhân loét tiêu hoá, sau đó với những tiến bộ trong điều trị, chế độ ăn không còn được xem trọng như trước nữa. “Nhưng có nghiên cứu cho thấy chế độ ăn mặn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và điều này có thể giải thích cơ chế giữa muối và nhiễm H. pylori.”

BS. ĐỒNG NGỌC KHANH – BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn