Nguyên nhân gây đánh hơi là gì?
Đánh hơi hay còn gọi là đánh rắm là hoạt động đẩy hơi trong ruột qua hậu môn. Có 2 nguồn gốc tạo nên khí trong ống tiêu hoá: nuốt khí trời và do vi khuần thường trú trong ruột, chủ yếu ở đại tràng sản xuất ra. Nuốt không khí hiếm khi gây nên đầy hơi quá mức. Nguyên nhân đầy hơi thường gặp là sự tạo khí quá mức của vi khuẩn đường ruột. Các vi khuẩn sản xuất ra khí (hy-drô và/ hoặc mê-tan) trong khi tiêu hoá thức ăn, chủ yếu là đường và polysaccharides (như tinh bột, cellulose) mà không được tiêu hoá trong quá trình di chuyển qua ruột non. Các loại đường khó tiêu hoá và kém hấp thu là lactose, sorbitol, fructose. Lactose là đường trong sữa. Thiếu enzyme lactase lót trong ruột (là đặc điểm di truyền) gây nên kém tiêu hoá. Lactase rất quan trọng vì nó sẽ cắt lactose ra các thành phần nhỏ hơn để có thể hấp thu được. Sorbitol thường được sử dụng làm chất ngọt cho những thức ăn ít calorie. Fructose thường được sử dụng làm chất ngọt trong tất cả các dạng kẹo và thức uống.
Tinh bột là nguồn tạo khí trong ruột khác thường gặp. Tinh bột là polysacchrides được sản xuất từ thực vật và cấu tạo từ đường chuỗi dài. Các nguồn tinh bột rất đa dạng, thường gặp là lúa mì, lúa mạch, khoai tây, bắp và lúa gạo. Lúa gạo là loại tinh bột dễ hấp thu nhất và một số ít tinh bột từ gạo không được hấp thu sẽ đến tại đại tràng và gặp các vi khuẩn tại đây. Vì thế ăn cơm (gạo) tạo ra một ít hơi. Ngược lại, các tinh bột như lúa mì, lúa mạch, khoai tây và ít phổ biến hơn là bắp đều có một lượng khá lớn đến đại tràng và gặp vi khuẩn. Do đó, các loại tinh bột này tạo ra trong ruột một lượng hơi đáng kể. Nên ăn những thức ăn này dễ bị đánh rắm.
Tinh bột trong hạt gạo toàn phần cho ra nhiều hơi hơn gạo tinh chế. Do đó, sau khi ăn thức ăn làm từ bột lúa mì toàn phần sẽ hình thành nhiều hơi hơn ăn thức ăn làm từ bột lúa mì tinh chế. Có sự khác biệt này là do sự hiện diện của chất xơ trong gạo toàn phần làm chậm sự tiêu hóa tinh bột khi di chuyển trong ruột non. Hầu hết những chất xơ ấy được loại ra trong quá trình đi từ gạo toàn phần đến gạo tinh chất. Cuối cùng, một số trái cây và rau quả nhất định như cải bắp cũng chứa tinh bột tiêu hoá kém sẽ đến đại tràng và hình thành ra khí. Hầu hết trái cây và rau quả có chứa cellulose, một dạng pholysaccharide khác không thể tiêu hoá được khi đi qua ruột non. Tuy nhiên, không giống với đường và các loại tinh bột, cellulose chỉ được vi khuẩn đại tràng sử dụng rất chậm. Bởi vậy, khí tạo thành sau khi ăn rau và trái cây không nhiều trừ khi loại rau và trái cây đó cũng có chứa loại polysaccharides khác ngoài cellulose.
Một lượng khí nhỏ luôn được nuốt vào và vi khuẩn không ngừng sản xuất ra khí. Sự co cơ ruột bình thường sẽ tống hơi ra khỏi ruột và tạo nên đánh hơi. Đánh hơi ngăn khí tích tụ lại trong ruột. Tuy nhiên, có hai cách khác đưa khí ra khỏi ruột. Trước hết, khí có thể đuợc hấp thu trong quá trình di chuyển trong ruột vào máu. Khí sau đó được vào máu và cuối cùng thải vào hơi thở. Thứ đến, khí có thể được loại bỏ và được vài loại vi khuẩn khác trong ruột sử dụng. Thực tế là phần lớn khí được vi khuẩn tạo thành trong ruột lại được loại vi khuẩn khác trong ruột loại ra khỏi.